Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Nguy cơ khi ăn đu đủ chưa chín hẳn

4.9/5 (379 đánh giá)

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có khả năng chống oxy hóa tốt và là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu dồi dào. Vậy với phụ nữ mang thai, đu đủ có an toàn hay không, bà bầu ăn đu đủ chín được không? Hãy cùng Mamibabi giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây. 

Bà bầu ăn đu đủ chín được không? Nguy cơ khi ăn đu đủ chưa chín hẳn

Bà bầu ăn đu đủ chín được không?

Trước hết, cần khẳng định đu đủ chín an toàn cho phụ nữ mang thai. Đu đủ chín sở hữu hàm lượng vitamin A, B, beta carotene và kali có lợi cho sức khỏe bà bầu. Chính vì vậy, các bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên các mẹ bầu nên thưởng thức loại trái cây này trong thai kỳ để tăng cường sức khỏe xương và giúp bé có thị lực tinh tường hơn. 

Đu đủ chín bà bầu ăn được không? Thực tế, đu đủ chín cũng chứa lượng đường cao nên không tốt với những người bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, những mẹ bầu có tiền sử dị ứng với mủ đu đủ cũng cần kiêng loại trái cây này dù là ở dạng xanh hay chín. Trước khi thưởng thức, mẹ bầu cần chú ý các công đoạn sơ chế như gọt sạch vỏ, bỏ hạt, rửa sạch mủ, nhựa... Đến đây, chắc hẳn các thai phụ đều trả lời được câu hỏi bà bầu ăn đu đủ chín được không.

Nguy cơ khi ăn đu đủ không đúng cách

Những rủi ro sức khỏe mẹ bầu có thể phải đối mặt khi ăn đu đủ chưa chín hẳn hoặc ăn quá nhiều đu đủ chín là: 

  • Nguy cơ sinh non, sảy thai: Trong các loại đu đủ chưa chín hẳn hoặc đu đủ xanh vẫn còn mủ, nhựa có thể gây co thắt tử cung, dễ sảy thai. Ngoài ra một số loại đu đủ được ép chín sẽ có cả những hoạt chất có thể gây chuyển dạ sớm. Với những thai phụ đang ở tam cá nguyệt đầu tiên, việc chọn đu đủ cần cẩn trọng để tránh mua phải những trái chưa chín hẳn. 
  • Cản trở sự phát triển của thai nhi: Papain có trong đu đủ chưa chín sẽ gây bất lợi cho thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai. 
  • Có thể gây ra xuất huyết, phù nề: Đu đủ còn xanh có thể làm tăng áp lực mạch máu, gây nguy cơ xuất huyết bên trong, thậm chí có thể chảy máu nhau thai. Mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng khi tình trạng này xảy ra. 
  • Kích thích nhu động ruột: Việc nhu động ruột hoạt động quá mức có thể gây áp lực lên dạ dày và tử cung. Thông thường, ăn đu đủ chín quá nhiều có thể khiến mẹ bầu đi ngoài nhiều hơn. 
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Chất carpine có trong hạt đu đủ có thể gây bất lợi cho hệ thần kinh trung ương. Do vậy, khi ăn mẹ cần loại bỏ sạch phần hạt. 
  • Có thể gây dị tật thai nhi: Các chất Papain và chymopapain có thể gây nên những sự phát triển bất thường ở thai nhi. 
  • Có hại cho phụ nữ có tiền sử bỏ thai/sinh non: Nhựa, mủ trong đu đủ chưa chín hẳn có thể làm những biến chứng thai kỳ ở những thai phụ này trở nên trầm trọng hơn. 
  • Nguy cơ mang thai ngoài tử cung: Đu đủ chín kích thích quá trình sản xuất estrogen. Tuy vậy, khi ăn quá nhiều, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ bị chảy máu âm đạo hoặc mang thai ngoài tử cung. 
  • Gây sỏi thận và tăng áp lực ổ bụng: Ăn quá nhiều đu đủ chín có thể gây dư thừa vitamin C, tiềm ẩn nguy cơ bị sỏi thận. Những viên sỏi có thể gây ra các cơn đau bụng, ảnh hưởng đến việc mang thai.
  • Ăn nhiều có thể tăng đường huyết: Lượng đường trong đu đủ chín có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe những mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ. 
  • Có thể làm thay đổi sắc tố da: Hợp chất Beta carotene vốn tạo ra màu cam cho đu đủ có thể gây nên hiện tượng vàng da nếu mẹ bầu ăn quá nhiều.  

Lợi ích của đu đủ với mẹ bầu

Bà bầu có được ăn đu đủ chín không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín và nếu thưởng thức đúng cách, mẹ có thể nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như: 

  • Chống oxy hóa: Đu đủ chín sở hữu các hợp chất Zeaxanthin, Betacarotene - đây là những chất có thể ngăn chặn sự thoái hóa tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.
  • Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn chặn các tế bào ung thư ruột kết. 
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm: Hàm lượng vitamin có trong đu đủ chín giúp tăng khả năng miễn dịch, hạn chế được tình trạng nhiễm trùng. 
  • Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa: Lượng chất xơ trong đu đủ sẽ dễ dàng cải thiện vấn đề táo bón thường gặp trong thai kỳ. 
  • Bảo vệ da khỏi tổn thương: Khả năng đề kháng của da cũng được tăng cường nhờ đu đủ, từ đó hạn chế được những vấn đề nấm ngứa, viêm loét. 
  • Trị ốm nghén: Nhờ khả năng trung hòa axit trong dạ dày và giảm thiểu hiện tượng trào ngược, ợ nóng, mẹ bầu có thể ít bị buồn nôn hơn. 
  • Tốt cho sự phát triển hệ thần kinh thai nhi: Đu đủ chín sở hữu axit folic nên có thể kích thích quá trình phát triển này. 
  • Duy trì cân nặng ở mức an toàn: Đu đủ chín có chứa các chất kích thích quá trình chuyển hóa nên sẽ hạn chế được tình trạng tích tụ chất béo ở cơ thể mẹ bầu. 
  • Giảm chuột rút: Mẹ bầu sẽ giảm được chứng tê bì chân tay, chuột rút nhờ lượng canxi mà đu đủ chín cung cấp. 

Lời khuyên cho mẹ khi ăn đu đủ trong thai kỳ

Bà bầu có ăn được đu đủ chín không? Câu trả lời là có nhưng cần lưu ý những khuyến cáo sau:

  • Sơ chế cẩn thận, gọt sạch vỏ và bỏ toàn bộ hạt. 
  • Chọn những trái đu đủ chín hẳn, nên ưu tiên chọn mua đu đủ sạch, tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ. 
  • Không nên ăn đu đủ chín khi còn lạnh. Nếu đang để trong tủ lạnh, mẹ nên để ra ngoài cho hết lạnh rồi mới ăn bởi đu đủ vốn có tính hàn. Khi ăn quá lạnh sẽ không tốt cho cơ thể. 
  • Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cần hạn chế ăn đu đủ bởi hàm lượng chất xơ trong loại trái cây này có thể làm chứng tiêu chảy trầm trọng hơn. 
  • Mẹ bầu có tiền sử vàng da hoặc đang bị các bệnh liên quan tới dạ dày, rối loạn tiêu hóa, sỏi thận không nên ăn đu đủ chín. 

Vậy bầu 3 tháng đầu được ăn đu đủ chín không, bầu 6 tháng ăn đu đủ chín được không? Thực tế, đu đủ chín an toàn trong suốt thai kỳ. Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều bởi loại trái cây này cũng chứa nhiều đường, có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây tăng cân, béo phì. 

Mẹ có thể tham khảo những công thức chế biến đu đủ thành các món tráng miệng lành mạnh như bánh đu đủ, sinh tố đu đủ, nước ép đu đủ, thạch đu đủ, đu đủ trộn sữa chua… Đu đủ vốn có vị ngọt sẵn nên mẹ hạn chế việc dùng thêm đường hay các chất tạo ngọt khi chế biến. 

Với những chia sẻ trên đây từ Mamibabi, chắc hẳn mẹ đã giải đáp được thắc mắc: “Bà bầu ăn đu đủ chín được không?”. Đu đủ chín là loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng mẹ bầu cần tham khảo trước các lưu ý an toàn để thưởng thức đúng cách. 

---

Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
BÀI MỚI ĐĂNG