Nhãn là loại trái cây có vị ngọt hấp dẫn, hàm lượng nước cao cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy vậy, trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm nên đã có những tranh luận xung quanh vấn đề bà bầu ăn nhãn được không. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích sức khỏe và những rủi ro, nguy cơ từ trái nhãn khi không được thưởng thức đúng cách.
Trước hết cần khẳng định, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc ăn nhãn trong tam cá nguyệt đầu tiên. Đặc biệt, với những bà bầu được bác sĩ cảnh báo nguy cơ dọa sảy thì càng cần lưu ý về vấn đề này. Đây chính là lời giải đáp cho những thai phụ còn thắc mắc bà bầu 3 tháng có được ăn nhãn không, tại sao bà bầu không được ăn nhãn.
Nhãn có hàm lượng dinh dưỡng đáng kể với lượng protein, carb, chất xơ, vitamin C cùng các khoáng chất dồi dào. Tuy vậy, nếu không ăn đúng cách, bà bầu có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe. Nhãn vốn có tính nóng và có thể gây tăng nhiệt trong cơ thể nên dễ khiến mẹ bầu cảm thấy bốc hỏa, khó chịu.
Vậy bà bầu có được ăn nhãn không? Nhãn có nguy cơ gây ra chứng táo bón, khiến mẹ cảm thấy khô miệng lưỡi và thậm chí có thể gây hại cho thai nhi. Nguy hiểm hơn, loại trái cây này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác như khiến bà bầu bị đau bụng dưới, bị dọa sẩy. Nhãn còn chứa lượng đường rất cao nên những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần kiêng tuyệt đối.
Với những lý do này, có lẽ bạn đã trả lời được thắc mắc: "Bà bầu ăn nhãn được không?".. Thời điểm ăn lý tưởng nhất là khoảng 1 - 2 tiếng sau bữa chính. Mẹ bầu không nên thưởng thức nhãn vào lúc bụng đói hoặc lúc chuẩn bị đi ngủ để hạn chế tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa.
Bà bầu có ăn nhãn được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu có kế hoạch bổ sung nhãn vào thực đơn hàng ngày một cách khoa học, hợp lý, mẹ sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe bất ngờ từ trái nhãn.
Theo phân tích từ các chuyên gia dinh dưỡng, nhãn chứa khá nhiều vitamin C - một trong những yếu tố góp phần tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Khi có đề kháng tốt, người mẹ sẽ hạn chế được nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Kích thước bụng bầu càng lớn khiến cho việc di chuyển của người mẹ ngày càng gặp khó khăn, bất tiện. Không những thế, mẹ còn có thể gặp tình trạng bí tiểu khiến cơ thể khó chịu, đau buốt. Tuy nhiên, mẹ có thể cải thiện vấn đề này bằng cách thêm nhãn vào thực đơn tráng miệng với một lượng vừa phải.
Hàm lượng protein thực vật và chất béo trong trái nhãn có thể kích thích quá trình trao đổi chất, giúp mẹ vượt qua được chứng đầy hơi khó chịu khi mang thai. Tuy vậy, mẹ không nên ăn quá nhiều bởi tính nóng của nhãn có thể gây nên tình trạng khó đi tiêu.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 đã chứng minh trái nhãn có khả năng giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trưởng thành nhờ sở hữu lượng canxi, kali, sắt dồi dào. Không chỉ có vậy, những khoáng chất này còn giúp ích rất nhiều cho quá trình hình thành cấu trúc xương của thai nhi.
Việc đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường sẽ giúp em bé luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, điều này còn giúp quá trình chuyển dạ, sinh con trở nên thuận lợi, an toàn hơn.
Trong những thời điểm bị ốm nghén, mẹ bầu có thể phải trải qua cảm giác chán ăn. Điều này rất nguy hiểm bởi nó có thể làm giảm thể lực và sức đề kháng của người mẹ. Tuy vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả nhãn có thể giải quyết được chứng chán ăn ở phụ nữ mang thai, kích thích sự thèm ăn trở lại nhờ sở hữu glucose và sucrose. Nhãn cũng giúp an thần, ngủ ngon, giảm lo lắng. Vậy nên, thưởng thức nhãn sẽ giúp mẹ bầu thư giãn và bình tâm trở lại.
Ngoài những tác động tích cực tới sức khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu còn có thể nhận được những lợi ích sức khỏe lâu dài từ trái nhãn như:
Nhãn là loại trái cây sở hữu lượng đường cao nên mẹ bầu cần có sự điều chỉnh thực đơn để đảm bảo mức tiêu thụ đường hàng ngày thuộc ngưỡng an toàn. Nếu thưởng thức nhãn, mẹ nên giảm bớt các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột trong ngày hôm đó. Mẹ bầu có thể thay thế chúng bằng các loại trái cây giàu chất xơ, ít ngọt và ăn thêm nhiều rau xanh.
Một trong những chủ đề được các mẹ bầu bàn luận thường xuyên trên các hội nhóm chính là những thắc mắc như bà bầu được ăn nhãn không, mẹ bầu có được ăn nhãn không. Đây là loại thực phẩm có hương vị và mùi thơm hấp dẫn. Tuy nhiên, long nhãn lại sở hữu vị ngọt đậm và tính nóng nên có thể khiến mẹ bầu bị nóng trong, táo bón.
Bên cạnh đó, long nhãn được chế biến theo phương pháp sấy nên chắc chắn không thơm ngon, giàu dưỡng chất và có lượng nước dồi dào như nhãn tươi. Thậm chí, một số sản phẩm long nhãn chế biến sẵn còn có chất bảo quản. Do vậy, mẹ nên hạn chế thưởng thức món ăn này.
Nhãn là loại quả tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe mẹ bầu. Vì vậy, những mẹ bầu gặp các vấn đề dưới đây nên kiêng loại trái cây này.
Dưới đây là 3 câu hỏi được nhiều bà bầu quan tâm, hãy cùng Mamibabi trả lời nhé!
Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là khoảng thời gian cơ thể mẹ rất nhạy cảm. Vì thế, mẹ nên kiêng ăn nhãn vì tính nóng của loại quả này có thể gây đau bụng dưới, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây sảy thai.
Ở tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu cần thận trọng khi thưởng thức nhãn bởi nhiều bác sĩ đã cảnh báo về nguy cơ sinh non khi ăn nhãn ở giai đoạn này. Nhãn cũng có thể gây táo bón, nóng trong nên cần hạn chế ăn.
Nhãn nhục còn được gọi là long nhãn. Như đã nói ở trên, mẹ bầu nên hạn chế ăn long nhãn bởi loại nhãn này thường không tươi và không dồi dào lượng nước như nhãn tươi. Nhãn nhục nếu để lâu ngày có thể suy giảm chất lượng hoặc chứa thêm chất bảo quản từ nhà sản xuất.
Nhìn chung, mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại nhãn trong tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng. Nếu muốn thay đổi khẩu vị và bổ sung thêm dinh dưỡng từ loại quả này, mẹ bầu chỉ nên thưởng thức trong khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ 2.
Qua những chia sẻ trên đây của Mamibabi, chắc hẳn nhiều mẹ đã tự giải đáp được thắc mắc: “Bà bầu ăn nhãn được không?”. Hy vọng, bài viết đã đem lại những chia sẻ hữu ích về cách thưởng thức nhãn khoa học, hợp lý để mẹ bầu có những tháng ngày thai kỳ khỏe mạnh.
---
Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app