TOP 20 trò chơi cho bé 1 tháng tuổi khỏe mạnh, thông minh

4.5/5 (233 đánh giá)

Trò chơi cho bé 1 tháng tuổi luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Những hoạt động kích thích bé đúng cách có thể tạo nền tảng tốt cho các giai đoạn phát triển sau này. Dù bé 1 tháng tuổi chưa có nhiều tương tác nhưng mẹ vẫn có thể giúp con vui tươi cả ngày với những trò chơi được Mamibabi chia sẻ dưới đây. 

TOP 20 trò chơi cho bé 1 tháng tuổi khỏe mạnh, thông minh

Bé 1 tháng làm đc những gì?

Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau nên mẹ đừng lo lắng khi thấy con mình chậm hơn một chút so với những bé cùng tháng tuổi. Hãy dõi theo hành trình phát triển của con và mẹ sẽ nhận thấy một số cột mốc quan trọng sau khi con được 1 tháng: 

  • Ăn ngủ là hoạt động chính. 
  • Biết mút bẩm sinh và bám vú mẹ để mút. 
  • Khi mẹ đặt 1 ngón tay vào trong lòng bàn tay nhỏ xíu của con, con sẽ nắm tay lại. 
  • Đạp qua đạp lại 2 chân và làm động tác như đang bước đi. Đây còn gọi là hành động đi bộ theo bản năng. 
  • Phần đầu có thể quay qua lại 2 bên nhưng cổ chưa đủ cứng cáp để giữ đầu thẳng. 
  • Thị lực khá mờ, chỉ nhìn thấy khoảng 20 – 30cm, nhìn gương mặt mẹ rõ nhất khi đang bú. 
  • Thính lực chưa phát triển đầy đủ nhưng có thể nhận ra âm thanh quen thuộc như giọng bố mẹ vì đã được nghe từ khi còn trong bụng mẹ. 
  • Thích các âm thanh the thé và âm độ cao. 
  • Bé bị thu hút bởi các khuôn mặt người lớn hơn là đồ chơi.  

TOP 20 trò chơi cho bé 1 tháng tuổi khỏe mạnh, thông minh

20 trò chơi cho bé 1 tháng tuổi

Bên cạnh những khoảng thời gian cho bé ăn, ngủ, tắm, mẹ hãy thử thực hiện một số hoạt động chơi cùng bé dưới đây nhé!

  1. Trò chuyện mỗi ngày: phát triển ngôn ngữ

Mẹ bế bé lên hoặc cúi xuống gần mặt để bé nhìn rõ và kể chuyện, tâm sự với con. Mẹ hãy nhớ gọi tên bé nhiều lần và mô tả những hoạt động thường ngày như đi tắm và bú sữa để bé biết. 

  1. Tummy time: phát triển cơ toàn thân, giúp cơ cổ cứng cáp

Đây là trò chơi cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi, có thể thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé ra đời. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé nằm sấp, dùng đồ chơi thu hút sự chú ý để bé ngẩng đầu lên.

  1. Múa rối bằng tay: phát triển thị giác

Mẹ đeo hình con rối vào tay (có thể mua hoặc tự làm) và di chuyển qua lại trước mặt bé, cách mặt bé tối đa 30cm. Mẹ kết hợp trò chuyện cùng bé bằng những câu chuyện thú vị và linh động thay đổi trạng thái cơ thể như cúi xuống, đứng lên, nghiêng trái phải… Ngoài ra, mẹ có thể thay con rối bằng tranh ảnh để con hứng thú hơn. 

  1. Trò chơi đèn pin: phát triển thị giác và não bộ

Mẹ tắt đèn trong phòng và đảm bảo một không gian tối hoàn toàn cho bé. Sau đó, mẹ dùng đèn pin nhỏ chiếu lên tường để mắt bé hướng theo luồng sáng và tiếp tục di chuyển đến các vị trí khác như chiếu vào tay, chân con. 

  1. Đạp xe: phát triển cơ chân, chống táo bón

Mẹ để bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi ra, sau đó co gối lên. Khi bé duỗi thẳng ra, hãy vỗ nhẹ vào lòng bàn chân bé. Mẹ cũng có thể co duỗi song song 2 chân rồi chuyển sang kiểu co duỗi so le từng chân 1 như đạp xe.  

  1. Nghe nhạc: phát triển thị giác, phản ứng âm thanh

Mẹ bật nhạc đủ nghe, giới thiệu bài hát và hát hoặc múa tay trước mặt bé. Đây là một trong các trò chơi cho bé sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng. Những bài hát vui vẻ sẽ là cách thu hút sự chú ý của bé hiệu quả.  

  1. Hát cho bé nghe: phát triển thị giác, ngôn ngữ

Ngoài việc cho bé nghe nhạc, mẹ hãy hát cho bé nghe để bé quen với giọng mẹ. Việc mẹ cất giọng cũng chứa đựng nhiều tình cảm với bé hơn bật nhạc.

  1. Cụng trán: phát triển não bộ, cảm giác an toàn

Trò chuyện với bé, nhìn bé, ôm chặt, chạm trán, dùng lực nhẹ nhàng, mỉm cười sờ trán bé rồi lại chạm trán nhiều lần là những hoạt động có thể giúp bé cảm thấy an tâm hơn. 

  1. Massage: phát triển các cơ, tăng cường cảm giác

Cù, xoa bóp, nghịch ngón chân tay bé có thể giúp xúc giác của bé nhạy bén hơn. Đồng thời, các cơ và não bộ của bé cũng được kích thích phát triển. 

  1. Đối thoại với con: kích thích phản ứng 

Mẹ có thể trò chuyện hoặc phát ra các âm thanh và đợi bé phản ứng lại. Có thể mất một chút thời gian nhưng mẹ sẽ bất ngờ với khả năng hồi đáp của bé đấy. Dù bé chỉ là nhoẻn miệng cười hay ê a vài câu nhưng đó cũng là sự lắng nghe và phản hồi từ con. 

  1. Đồ chơi treo nôi: phát triển thị giác, khả năng tập trung

Mẹ đừng để bé tự nằm nhìn đồ treo nôi mà hãy đung đưa, lắc lư, trò chuyện, miêu tả các món đồ treo nôi cùng bé. 

  1. Làm mặt xấu: phát triển thị giác và não bộ

Mẹ hãy thay đổi kiểu mặt liên tục như lè lưỡi, chu mỏ, nhăn mặt… để bé nhận biết được đa dạng biểu cảm của mẹ. 

  1. Vỗ tay bé: phát triển cơ tay, cảm giác

Mẹ cầm 2 tay bé vỗ vào nhau, có thể kể chuyện hoặc hát rồi vỗ tay bé theo nhịp.

  1. Bắt chước bé: phát triển não bộ và vận động

Mẹ hãy chăm chú quan sát và bắt chước mọi hành động của bé như nhăn trán, chu mỏ, nghiêng đầu, ê a….

  1. Soi gương: phát triển thị giác và não bộ

Mẹ hãy cho bé soi gương mỗi ngày kết hợp trò chuyện. Đôi khi, mẹ cũng nên cho bé thấy mặt mẹ qua gương với những biểu cảm khuôn mặt thay đổi linh hoạt. Để an toàn cho con, mẹ có thể tìm mua gương đồ chơi chuyên dùng cho bé sơ sinh. 

  1. Đọc sách: phát triển thị giác, thính giác, não bộ

Mẹ hãy đọc truyện hàng ngày cho bé bằng sách vải để tạo tiếng sột soạt nghe vui tai và tránh việc rách sách. 

  1. Chơi cùng chất liệu: phát triển não bộ và xúc giác

Mẹ dùng nhiều chất liệu như vải nhung, vải lụa, quả bóng trơn nhẵn, quả bóng xù xì… rồi áp vào tay bé để bé cảm nhận được sự khác biệt. Đồng thời trò chuyện cùng bé khi chơi như “con thấy vải này mềm và mát không này, con có thấy dễ chịu khi đặt tay vào đây không…”. 

  1. Tặc lưỡi: phát triển thính giác, khả năng tập trung

Mẹ hãy tặc lưỡi và thu hút sự chú ý của bé, khuyến khích bé “làm theo mẹ nào, bắt chước mẹ nào”. Dù bé chưa biết bắt chước ở tuổi này nhưng não bộ bé sẽ “ghi nhận” mệnh lệnh dần dần và biết làm theo trong những tháng sau đó.   

  1. Kiến bò: phát triển não bộ và xúc giác

Mẹ dùng đầu các ngón tay di chuyển nhẹ nhàng trên tay chân, bụng, lưng bé như thể kiến đang bò kết hợp trò chuyện, trêu đùa “con có nhột không nào…”. 

  1. Flashcard: phát triển thị giác, thính giác, não bộ

Mẹ hãy tráo thẻ và giới thiệu các hình ảnh trong các tấm thẻ đen trắng cho bé theo phương pháp Glenn Doman nhé! 

TOP 20 trò chơi cho bé 1 tháng tuổi khỏe mạnh, thông minh

11 đồ chơi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Một số vật dụng, học cụ phù hợp cho bé 1 tháng tuổi mà Mamibabi muốn giới thiệu với mẹ là:

  1. Xúc xắc: tạo âm thanh vui nhộn, náo nhiệt với màu sắc bắt mắt, hình thù đa dạng.  
  2. Đồ chơi treo nôi cũi: đây là vật dụng ko thể thiếu để bé có thể nhìn bất cứ khi nào, giúp bé vui vẻ và ngủ ngon. Bố mẹ không cần giữ nhưng hãy cẩn thận để đồ chơi không rơi vào bé.
  3. Thảm: đa dạng chủng loại, màu sắc, hình dáng. Mẹ hãy cho bé tummy time và nhìn các họa tiết có trên thảm. 
  4. Kệ chữ A: mẹ chơi cùng bé bằng cách đung đưa các món đồ trên kệ và trò chuyện cùng bé.
  5. Gặm nướu: nên chọn loại nhỏ nhất để bé dễ học cách cầm nắm. 
  6. Thú bông: chọn loại chuyên cho bé sơ sinh, chất vải an toàn, không gây dị ứng, không rụng lông hoặc làm bé tổn thương da. 
  7. Đồ chơi bóp chip chip: chọn loại phát ra tiếng kêu chip chip vừa phải, không quá to khiến bé giật mình. 
  8. Đồ chơi phát nhạc: máy mp3, hộp nhạc, đàn, điện thoại đồ chơi…
  9. Lục lạc đeo tay chân: vừa làm trang sức cho bé vừa phát ra tiếng loong coong làm bé thích thú. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý chọn sản phẩm chắc chắn, chất lượng cao để tránh rơi lục lạc ra. 
  10. Sách vải: bố mẹ đọc cho bé và tạo tiếng sột soạt khiến bé chú ý. 
  11. Flashcard sơ sinh: chọn loại đen trắng tương phản giúp bé tiếp thu tốt hơn. Thực hiện cầm thẻ cách mặt bé 20 – 30cm, xáo trộn tấm thẻ rồi đọc cho bé nghe hoặc dán ở những nơi bé hay nhìn thấy. 

TOP 20 trò chơi cho bé 1 tháng tuổi khỏe mạnh, thông minh

Lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé sơ sinh

Khi mua đồ phục vụ các trò chơi dành cho trẻ 1 tháng tuổi, mẹ không nên bỏ qua những chú ý sau đây. 

  • An toàn là trên hết: Chọn đồ chơi cho bé theo từng tháng tuổi, ưu tiên đồ chơi mềm, nhẹ, chất liệu mịn màng không gây tổn thương bé. 
  • Đặt ở nơi an toàn, chắc chắn, tránh rơi vào người bé. 
  • Không cần đồ chơi đắt tiền, cầu kì; quan trọng nhất là sự quan tâm của bố mẹ và sự thể hiện tình cảm để con cảm nhận được. 
  • Đồ chơi không quan trọng bằng cách bố mẹ tương tác với bé mỗi ngày.  
  • Bé sơ sinh ngủ nhiều hơn thức nên khi trừ thời gian bú sữa, thay bỉm, vỗ ợ hơi, chuẩn bị đi vào giấc ngủ, tắm rửa… bé chỉ còn lại khoảng 15 phút để chơi với bé trong mỗi cữ. Do vậy, mẹ cần tranh thủ 15 phút này ra để chơi cùng bé và nhớ đan xen chơi và nghỉ để tránh bé bị mệt. 
  • Nên tạo cho bé trình tự sinh hoạt cố định, chơi cùng bé vào cùng 1 khung giờ mỗi ngày.

Với những chia sẻ trên đây, Mamibabi hy vọng mẹ đã có thêm nhiều ý tưởng để chơi đùa cùng con. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các trò chơi cho bé 1 tháng tuổi, mẹ hãy truy cập ngay siêu ứng dụng Mamibabi nhé!

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Giáo dục sớm
BÀI MỚI ĐĂNG