Lợi ích của việc tập bò
Bé sẽ tập bò ở khoảng tháng thứ 6 trở đi, có bé tập bò từ tháng thứ 4. Phụ huynh không nên trì hoãn hay cản trở vì hoạt động này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bé:
- Trong quá trình bò, bé sẽ phải dùng tới sự vận động của cơ bắp, điều này giúp hệ thống cơ bắp của bé phát triển toàn diện.
- Bé tập bò thành công sẽ giữ thăng bằng tốt hơn, không bị đổ hay lắc lư khi học đi.
- Việc học bò cũng kích thích cột sống, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân của bé và hệ xương khớp nói chung phát triển nhanh và linh hoạt.
- Bộ não của trẻ nhỏ phải làm việc liên tục, khám phá được thế giới rộng lớn hơn khi tập bò, giúp bé cải thiện thông minh.
- Tương tự như bộ não, thính giác của bé trong giai đoạn này cũng trở nên nhạy bén hơn.
- Khả năng phối hợp chân tay, giác quan nhịp nhàng, ổn định.
- Việc cầm nắm đồ chơi bằng 1 tay cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Bé bớt đi cảm giác nhàm chán, phụ thuộc vì có thể tự mình di chuyển đến vị trí mới, nắm bắt đồ vật mình thích.
Bé tập bò trước hay ngồi trước?
Nhiều mẹ thắc mắc không biết bé tập bò trước hay ngồi trước. Hầu hết các bé sẽ học ngồi trước khi học bò. Bé từ 3 đến 5 tháng tuổi đã bắt đầu sẵn sàng học ngồi. Nhưng đến khoảng 6 tháng tuổi bé mới bắt đầu học bò.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, bé tập bò rồi mới tập ngồi, hoặc một số bé “trốn” bò. Nhóm trẻ này rất ít và thường có biểu hiện khá rõ rệt để phụ huynh nhận biết.
Hình ảnh bé tập bò
Hình ảnh bé tập bò chắc chắn sẽ khiến phụ huynh cảm thấy cực kỳ vui vẻ, hạnh phúc. Mỗi bé sẽ có một cách bò khác nhau, nếu quan sát thật kỹ mẹ sẽ thấy một số hình ảnh bò quen thuộc như:
- Bò tiến: Bé bò hướng về phía trước, dùng tay và đầu gối làm điểm tựa di chuyển.
- Bò gấu: Hình ảnh này cho thấy bé dùng bàn tay và bàn chân để di chuyển, mông chổng lên cao.
- Bò lùi: Bé bò nhưng lại có xu hướng di chuyển về phía sau.
- Bò ngang như cua: Bé bò sang hai bên trái và phải, hoặc thậm chí bò lung tung không có hướng nhất định nào cả.
Bé tập bò theo 5 giai đoạn như thế nào?
Quá trình tập bò của bé sẽ diễn ra trong 1 tháng hoặc vài tháng tùy từng bé. Tuy nhiên, đa số bé tập bò sẽ có 5 giai đoạn. Sau khi đã trải qua đủ 5 giai đoạn này, bé sẽ bò thành thạo để chuẩn bị cho các bài học tiếp theo.
- Đầu tiên, bé sẽ học cách ngẩng cao đầu, đây là thao tác giúp bé định hướng và quan sát xung quanh.
- Thứ hai, bé sẽ chống khuỷu tay, nâng thân trước lên cao để chuẩn bị kết hợp với chân.
- Thứ ba, bé chống khuỷu tay và đầu gối, nâng cơ thể bằng cả 4 chi.
- Thứ tư, bé có xu hướng đẩy cơ thể về phía trước và di chuyển tay, nhưng chưa di chuyển đầu gối theo.
- Cuối cùng, bé sẽ bò thành thạo khi đầu gối và cánh tay di chuyển đồng đều.
8 bài tập bò nhanh cho bé
Để bé bò nhanh và hiệu quả hơn, các mẹ có thể áp dụng các bài tập bò cho bé vô cùng đơn giản, an toàn dưới đây:
- Cho bé ở tư thế sẵn sàng bò, nếu bé vẫn đứng yên, mẹ dùng tay đẩy nhẹ chân để bé di chuyển.
- Tập cho bé nâng người bằng cách gấp chăn hoặc gối để dưới bụng bé, nâng nhẹ người bé sao cho cách mặt sàn khoảng 10cm, chân và tay chạm mặt sàn. Lúc này, bé sẽ cảm nhận được thế nào là tư thế sẵn sàng học bò.
- Ngoài ra, mẹ có thể thay thế chăn, gối bằng cách dùng tay của mình luồn qua bụng, ngực và nâng bé lên.
- Đứng trước mặt bé, vỗ tay, nói cười để bé thích thú bò đến phía mẹ.
- Dùng đồ chơi kích thích bé, để đồ chơi trước mặt cách bé khoảng 20 đến 30cm.
- Mẹ làm mẫu động tác bò để bé thấy vui và bắt chước theo.
- Tạo một không gian học bò rộng rãi, có nhiều thứ khám phá.
- Có thể tận dụng đường hầm tập bò cho bé. Một đầu đường hầm là đồ chơi bé yêu thích, một đầu là bé đã ở tư thế chuẩn bị bò.
Có khá nhiều cách để tập bò cho con hiệu quả nhưng mỗi bé sẽ có sở thích với các bài tập khác nhau. Mẹ nên tham khảo thêm những video thực hành tập bò cho bé của người Việt hay chuyên gia nước ngoài để lựa chọn cho bé yêu cách phù hợp nhất.
Tập bò cho bé qua video của Mamibabi
Để hiểu rõ hơn cách tập bò cho bé, mẹ có thể tham khảo 2 video dưới đây của Mamibabi:
Dạy bé chuyển từ trườn sang bò
Tập bò cho bé
Phải làm gì nếu bé chậm biết bò?
Khi bé chậm biết bò, các mẹ không nên quá lo lắng. Mẹ cần kiểm tra xem thể chất của bé có đủ điều kiện tập bò hay chưa. Nếu thể chất bé tốt nhưng bé lười tập bò mẹ, mẹ hãy áp dụng những cách sau:
- Cho bé tập bò đúng với bài hướng dẫn khoa học.
- Có bé biết bò nhanh, có bé chậm, thậm chí trốn bò nên mẹ không phải lo lắng khi thấy con chưa bò được. Mẹ hãy kiên nhẫn chờ một vài tuần xem bé có thích thú với việc di chuyển đến nơi bé muốn không.
- Bé sinh non hoặc ốm bệnh thường bò trễ hơn, nếu thấy bé chậm bò kèm theo kém phát triển các kỹ năng khác, gia đình nên đưa bé đi khám.
- Bé được bồng bế hoặc ngồi trong ghế tập ngồi, xe tập đi nhiều cũng chậm bò. Mẹ cần cho bé được chơi tự do dưới đất và khám phá mọi thứ nhiều hơn. Đồng thời, mẹ có thể dùng đồ chơi hay các vật dụng bé yêu thích để “dụ" bé di chuyển.
Muốn bé tập bò nhanh, việc đầu tiên mẹ cần trang bị cho bé một sức khỏe tốt. Sau đó, mẹ hãy áp dụng các bài tập bò cơ bản, theo dõi bé mỗi ngày. Nếu bé chậm biết bò, mẹ đừng quá lo lắng vì thời điểm biết bò của mỗi trẻ có thể có sự chênh lệch.
---
Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv