Tập ngồi cho bé đúng cách rất quan trọng vì điều này quyết định đến sự phát triển của bé về sau. Nếu chuẩn bị bước vào giai đoạn dạy con tập ngồi, mẹ đừng bỏ lỡ nội dung dưới đây, Mamibabi sẽ giải đáp 9 thắc mắc thường gặp, đồng thời đem đến nhiều kiến thức hữu ích cho mẹ.
Có lẽ câu hỏi đầu tiên được nhiều mẹ quan tâm là bé mấy tháng tập ngồi sẽ đảm bảo an toàn nhất. Theo y học, bé từ 6 tháng trở lên cấu trúc xương phần trên đã khá vững vàng. Đó cũng là thời điểm lý tưởng để tập ngồi cho bé. Hầu hết, các bé sẽ ngồi vững trước khi bước vào giai đoạn tập bò. Tuy nhiên, cũng có một số bé tập ngồi sớm hơn hoặc muộn hơn 6 tháng tuổi.
Đối với các bé có cấu trúc xương tốt thì từ 4 tháng bé đã sẵn sàng cho hoạt động tập ngồi. Tuy nhiên, với bé 4 tháng, nếu định cho bé tập ngồi, mẹ nên đưa bé đi khám để kiểm tra cấu trúc xương và hỏi ý kiến bác sĩ. Như vậy, đáp án cho câu hỏi mấy tháng cho bé tập ngồi chỉ mang tính chất tương đối. Các mẹ cần căn cứ vào thực trạng cơ thể của từng bé để đưa ra quyết định.
Để bảo đảm an toàn và thực hiện đúng cách tập ngồi cho bé, các mẹ cần quan sát thật kỹ dấu hiệu nhận biết khi nào bé đã sẵn sàng. Những dấu hiệu này rất dễ nhận thấy, mẹ không nên bỏ qua. Việc cho bé ngồi quá sớm có thể làm ảnh hưởng xấu cấu trúc xương, ngồi quá muộn làm gián đoạn quá trình phát triển của bé.
Sự phát triển của bé đều có giai đoạn, chúng ta không nên “nhảy cóc” cũng không nên bỏ qua bất cứ giai đoạn nào. Vì thế, có nên cho bé tập ngồi sớm hay không cũng là điều các bà mẹ cần lưu tâm. Các chuyên gia sức khỏe trẻ em đã cảnh báo rằng, trẻ tập ngồi quá sớm là điều không nên.
Khi cơ thể chưa có đủ dấu hiệu tập ngồi tức là bé chưa phát triển hoàn thiện, chưa đáp ứng được hoạt động này. Việc ép bé học ngồi quá sớm làm quá tải cho cơ bắp, xương sống. Nghiêm trọng hơn, việc này có thể làm biến đổi cấu trúc ban đầu của xương do trọng lượng cơ thể gây áp lực.
Bé dưới 4 tháng tuổi không nên học ngồi, bé tròn 4 tháng chỉ được học ngồi nếu như có sự cho phép từ bác sĩ. Với bé trên 6 tháng, các mẹ có thể bắt đầu cho bé tập làm quen với tư thế ngồi dần dần.
Tập ngồi cho bé khi còn quá sớm có thể gây gù lưng bởi cột sống bé còn non nớt. Đặc biệt, khi để bé ngồi sai tư thế (cong lưng, vẹo lưng, ngồi quá lâu) sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng cột sống về sau. Tốt nhất, mẹ nên đợi bé đủ sẵn sàng, cơ thể phát triển cứng cáp hãy cho bé tập ngồi và chú ý đến tư thế ngồi đúng của bé.
Thông thường, các bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu học ngồi và chỉ 1 đến 2 tháng sau bé có thể ngồi vững. Thế nhưng, vẫn còn một số mẹ loay hoay tập ngồi cho bé 1 tuổi. Điều này có thể do mẹ không hỗ trợ bé học ngồi đúng giai đoạn phát triển, hoặc do cấu trúc cơ thể bé có vấn đề. Nếu bé đã 1 tuổi vẫn chưa chịu học ngồi, các mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Bệnh bại não khiến các bé có quá trình phát triển chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. Việc tập ngồi cho trẻ bại não cũng vì thế gặp khó khăn hơn. Với trẻ bại não, mẹ rất khó nhận biết dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho hoạt động tập ngồi. Vì vậy, mẹ nên nhờ tới sự hướng dẫn, kiểm tra của bác sĩ chuyên môn để thực hiện cho đúng. Để việc tập ngồi cho bé bại não thuận lợi hơn, mẹ hãy sắm một số dụng cụ hỗ trợ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian cho bé học ngồi cũng cần rút ngắn hơn để đảm bảo sức khỏe.
Xét về lý thuyết, ghế tập ngồi cho bé có những lợi ích nhất định, tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ. Ghế tập ngồi có nhiều loại khác nhau như ghế cao su, ghế bằng bông... Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Mặc dù ghế tập ngồi được bán nhiều trên thị trường nhưng bác sĩ không thực sự khuyến khích sử dụng nếu bé có sức khỏe bình thường và có khả năng tự ngồi.
Ghế tập ngồi có thể làm bé ngã khi đang ngồi và không thể tự dậy được. Ghế cũng hạn chế khả năng di chuyển, quan sát và khám phá của con. Nếu dùng ghế, các mẹ hãy luôn ở bên theo dõi bé chặt chẽ.
Xe tập ngồi cho bé cũng vướng phải nhiều hoài nghi đối với các mẹ có con nhỏ. Cấu tạo của xe tưởng chừng giúp bé học ngồi và tập đi nhanh hơn, mẹ không cần nâng đỡ bằng tay. Thế nhưng, theo các bác sĩ, chiếc xe này tương đối nguy hiểm, thậm chí bị cấm ở nhiều nước trên thế giới.
Xe có bánh nên di chuyển rất nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cùng với đó, xe làm cho hệ xương phần dưới của trẻ có thể bị dị dạng, trẻ không chủ động trong việc điều khiển cơ thể mình đi lại. Tư thế bước đi cũng không tự nhiên. Bé bị hạn chế việc di chuyển khi ngồi trong xe, có thể khiến bé chậm biết đi hơn và đi sai tư thế.
Đây là loại ghế thông dụng giúp bé ngồi an toàn trên xe hơi. Ghế này sẽ giúp phụ huynh an tâm hơn khi bé không bị ngã, không bị tổn thương do sự rung lắc của xe. Dù vậy, chúng ta cũng chỉ nên để bé ngồi trên ghế này khi đi xe hơi mà thôi. Việc tập ngồi cho bé ở nhà tốt nhất nên thuận theo tự nhiên với sự hỗ trợ của người lớn.
Tập ngồi cho bé không những cần đúng thời điểm mà còn cần đúng cách và hiểu rõ về cơ thể bé. Để biết rõ hơn cách tập ngồi cho bé, mẹ có thể tham khảo 2 video dưới đây của Mamibabi:
Tập ngồi cho bé 3 - 6 tháng tuổi
Tập ngồi ếch, ngồi vững cho bé 6 - 9 tháng tuổi
---
Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv