Top 6 thắc mắc phổ biến về tập lẫy cho bé

4.6/5 (116 đánh giá)

Khi tập lẫy cho bé, chắc hẳn mẹ sẽ có không ít câu hỏi. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé và giúp mẹ tự tin hơn khi tập lẫy cho con, Mamibabi sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất trong bài viết dưới đây.

Top 6 thắc mắc phổ biến về tập lẫy cho bé

Tập lẫy cho bé 2 tháng, nên hay không?

Đa số các bé dưới 2 tháng tuổi chưa thể tập lẫy được. Thế nhưng, với những bé đã được 2 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé tập lẫy nếu thấy bé có những dấu hiệu sẵn sàng. Lúc này, cơ thể bé cần đảm bảo về thể chất, cơ xương của bé cần đủ cứng cáp để giúp bé lẫy lật – lẫy ngửa mà không gây tổn thương các vùng.

Thực tế, mỗi bé sẽ có độ tuổi tập lẫy khác nhau. Nếu thấy bé 2 tháng tuổi đủ cứng cáp, có thể nằm úp, hợp tác với mẹ, mẹ hãy cứ “mạnh dạn” để bé tập lẫy. Điều đó cũng kích thích bé vận động, tốt cho cơ bắp, xương khớp và trí não.

Làm sao để biết bé 2 tháng đã sẵn sàng tập lẫy hay chưa?

Như đã nói, chỉ cần bé được 2 tháng tuổi và sẵn sàng tập lẫy, mẹ không có gì cần lo lắng. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bé 2 tháng tuổi đủ điều kiện học lẫy:

  • Trong quá trình Tummy Time, bé thực hiện rất tốt, nằm sấp thành tạo và không quấy khóc. Bé có thể dùng cơ cổ của mình để nâng đầu lên, điều khiển đầu quay trái quay phải. Đồng thời, lúc tập nằm sấp, bé vui vẻ, thời gian nằm cũng tương đối dài.
  • Khi nằm sấp, bé không chỉ nằm yên mà còn dùng tay với đồ vật, giơ hai tay lên như động tác đang bơi. Ngực bé đủ khỏe để tì xuống mặt sàn vừa giữ thăng bằng cho cơ thể, vừa để nâng cao đầu.
  • Với hai cánh tay, bé có thể chống xuống sàn và nâng thân mình lên.
  • Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng tập lẫy là bé rất thích nằm nghiêng và chân chéo sang 1 bên, 2 tay với liên tục.
  • Bé có xu hướng dịch chuyển tới các đồ vật xung quanh mà bé yêu thích.

Các dấu hiệu trên chứng tỏ sức khỏe của con tốt và đã sẵn sàng cho việc tập lẫy. Hệ xương và cơ bắp của bé đã phát triển đủ để vận động, lật người bất cứ lúc nào. Các mẹ hãy tập lẫy cho bé theo từng bước để sớm đạt được hiệu quả tích cực nhé.

Top 6 thắc mắc phổ biến về tập lẫy cho bé

Trẻ lẫy nhiều có tốt không?

Tùy vào sức khỏe của bé mà câu hỏi trẻ lẫy nhiều có tốt không sẽ có câu trả lời khác nhau. Trẻ thường chỉ lẫy vài lần trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Vì thế sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Nếu trẻ tự lẫy: Trong trường hợp này, việc trẻ lẫy nhiều là rất tốt. Dù mấy tháng tuổi, trẻ luôn có nhu cầu vận động theo nhu cầu và biết được lúc nào cơ thể mình đủ khỏe mạnh để thay đổi tư thế. Đó cũng là bé đang khám phá thế giới quanh mình. Điều này tốt cho sự phát triển cơ bắp, xương khớp và trí tuệ. Trẻ tự lẫy nhiều còn tạo ra tiền đề tốt cho việc trẻ bò và ngồi sau này.
  • Nếu trẻ bị người lớn ép lẫy: Với tình huống này, trẻ lẫy nhiều chưa chắc đã là điều tốt. Bé không tự lẫy có nghĩa là bé chưa thật sự có nhu cầu hoặc cảm thấy chưa sẵn sàng. Người lớn ép trẻ lẫy quá nhiều có thể không đạt được kết quả gì mà còn khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi thêm. Đặc biệt, cho trẻ lẫy khi bé chưa thực sự sẵn sàng có thể làm tổn thương các vùng cơ xương của bé.

Trẻ lười lẫy phải làm sao?

Nhiều mẹ nghĩ trẻ lười lẫy do chưa nắm rõ đặc điểm của bé. Vì thế, chúng ta cần xác định xem như thế nào là trẻ lười lẫy. Cụ thể như sau:

Bé từ 3 đến 6 tháng tuổi vẫn chưa chịu học lẫy. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu mang tính chất tương đối vì một số bé sẽ lẫy muộn do sinh non, nhẹ cân, cấu trúc xương bé phát triển chậm... Chỉ khi có đủ dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng nhưng bé vẫn không chịu tập lẫy, khi đó mới được gọi là lười lẫy.

Còn nếu bé chưa đủ cứng cáp, chưa có các dấu hiệu như nghiêng mình, với đồ, nâng cổ… hoặc quấy khóc khi tập lẫy; đó không phải là bé lười lẫy, mà do bé chưa sẵn sàng để tập lẫy. Dù vậy, nếu bé đã trên 6 tháng mà chưa có biểu hiện học lẫy mẹ nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ.

Bé lẫy được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của bé, điều kiện thời tiết, tuổi của bé, tính cách của bé, cân nặng của bé... Vì thế, các bậc phụ huynh không nên quá sốt ruột và lo lắng. Có thể bé sẽ lẫy chậm hơn những em bé khác nhưng vẫn là một em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Top 6 thắc mắc phổ biến về tập lẫy cho bé

Trẻ tập lẫy lười bú phải làm sao?

Thực tế, không phải bất cứ khi nào bé lười bú cũng là do tập lẫy. Việc tập lẫy không ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống của bé. Bé lười bú có thể do: Bé vừa tiêm vacxin xong nên còn mệt, bé bị đau ốm, bé bị đầy hơi, sữa của mẹ có vấn đề, bé đang ở giai đoạn tuần khủng hoảng, thời tiết khó chịu...

Khi bé đang trong quá trình tập lẫy mà lười ăn, mẹ đừng quá lo lắng. Việc quan trọng là xác định xem bé có đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe hay không. Trong thời gian này, mẹ cũng không nên ép bé học lẫy nhiều. Mẹ hãy quan sát kỹ các dấu hiệu như thân nhiệt của bé, bé có bị nôn hay không, cân nặng cũng như giấc ngủ của bé...

Bé tập lẫy khóc phải làm sao?

Nếu bé thường xuyên khóc trong quá trình tập lẫy, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi và kiểm tra toàn diện sức khỏe của bé. Hầu hết, các bé không hợp tác, cơ thể mệt mỏi hoặc mới ăn no đều quấy khóc khi học lẫy. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khiến bé khóc như: bé đang buồn ngủ, bé bị đói bụng, bé đang ốm mệt, bé trong tuần khủng hoảng, cơ thể bé chưa sẵn sàng tập lẫy... Chúng ta chỉ nên để bé tập lẫy khi bé thật sự vui vẻ, khỏe mạnh. Mẹ không nên ép bé nếu như có các dấu hiệu bất hợp tác.

Mamibabi hy vọng những câu hỏi thường gặp nhất khi cho bé tập lẫy trên đây sẽ giúp các mẹ bớt đi phần nào nỗi lo lắng của mình.

Để giúp bé phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo về cả thể chất lẫn tinh thần, mẹ hãy tham khảo ngay khóa học “Càng chơi trẻ càng thông minh” của Mamibabi tại đây nhé! Những video trực quan, sinh động sẽ giúp bố mẹ dễ dàng giúp bé tập trườn, tập bò, tập đi và nhiều kỹ năng vận động quan trọng khác.

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: http://onelink.to/jfhnzv

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Giáo dục sớm
BÀI MỚI ĐĂNG