Mẹ Có Nên Nhuộm Tóc Sau Sinh Hay Không?

4.6/5 (126 đánh giá)

Sau quá trình mang bầu và sinh nở xong, mẹ thường có xu hướng muốn tút tát lại nhan sắc. Trong đó việc nhuộm tóc sau sinh là việc thay đổi nhanh chóng nhất trong việc làm đẹp. Nhưng mẹ có nên nhuộm tóc sau sinh hay không? Cùng tìm hiểu với Mamibabi mẹ nhé.

Mẹ Có Nên Nhuộm Tóc Sau Sinh Hay Không?

1. Tác Hại Không Lường Đến Của Thuốc Nhuộm Tóc

Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia người Anh tiến hành phân tích các nhãn hiệu thuốc nhuộm tóc uốn, duỗi,.. đã chỉ ra rằng hầu hết các sản phẩm làm tóc đều chứa hắc ín, kim loại nặng có độc tính cao như chì, bismut,... Nếu những chất này vô tình dính vào da mặt, da đầu có thể dẫn đến tình trạng ung thư da, ung thư vú.

Ngoài ra, một số thành phần trong thuốc nhuộm khi tiếp xúc nhiều lần với tóc sẽ gây ra tình trạng tóc khô, dễ gẫy dụng, viêm chân tóc, viêm da dụ ứng,... Đó là lý do vì sao thuốc uốn tóc nhuộm sát với chân tóc thường sẽ có cảm giác xót và rát da đầu.

Không những vậy, các hoá chất làm tóc thường tàn phá mái tóc nhanh chóng. Bởi vậy, để hạn chế tình trạng xơ tóc, tóc chẻ ngọn thì mẹ nên thườnh xuyên ủ tóc và sử dụng dầu dưỡng để duy trì tình trạng tóc luôn ở điều kiện tốt nhất.

2. Có Nên Ép Hay Nhuộm Tóc Sau Sinh Hay Không?

Các nhà nghiên cứu cho biết, trong các loại thuốc uốn, nhuộm hay duỗi tóc thường có tác dụng theo phản ứng oxi - hoá, trong đó có các thành phần dứa PPD và 2-Nitro-PPD. Đặc biệt trong thuốc nhuộm tóc còn có các thành phần muối Acetate chì, muối Citrate Bismuth… làm tóc thay đổi dần dần theo màu khác. Nếu sơ ý để thuốc dính vào mắt sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực, dị ứng da.

Tuy vậy, chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy kết quả rằng các loại thuốc nhuộm tóc có ảnh hưởng đến mẹ và sữa mẹ. Các loại thuốc làm tóc chỉ có tác dụng bên ngoài da, vậy thì nó sẽ không thấm vào sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến bé.

Do đó, việc uốn, nhuộm hay ép tóc chỉ nên tránh vào thời kỳ 3 tháng đầu mang thai. Bởi đây là giai đoạn con bắt đầu hình thành các bộ phận cơ thể, nếu sử dụng trong giai đoạn này sẽ dẫn đến việc thai nhi bị dị tật do ảnh hưởng từ mùi thuốc.

Để mẹ có mái tóc mượt mà, chắc khoẻ trong thời gian này, mẹ hãy sử dụng các loại dầu gội đầu phù hợp có tác dụng làm sạch tóc, giúp tóc săn chắc, mượt mà mẹ nhé!

3. Sau Sinh Bao Lâu Thì Được Ép Hay Nhuộm Tóc?

Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này đáp án tốt nhất là trong vòng 6 tháng đầu sau sinh mẹ nên hạn chế làm tóc. Bởi đây là thời gian mẹ cần phục hồi lại sau quá trình sinh nở. Cho nên nếu muốn làm đẹp, mẹ hãy chịu khó đợi qua thời gian này mẹ nhé!

Đối với những mẹ sau sinh sức khoẻ còn yếu, việc ép hay nhuộm tóc sau sinh khó tránh được việc các hoá chất trong thuốc ngấm sâu vào da đầu, khiến mẹ bị rụng tóc.

4. Những Lưu Ý Dành Cho Mẹ Sau Khi Làm Tóc

Khi mẹ quyết định đi làm ép, duỗi, nhuộm tóc tại salon hay tại nhà mẹ nên lưu ý những điều sau đây mẹ nhé:

  • Lựa chọn thuốc làm tóc từ các hãng uy tín để đảm bảo chất lượng, cũng như thuốc nhuộm không chứa các thành phần gây hại cho sức khoẻ
  • Tuyệt đối không được uốn, nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, cổ, mặt của mẹ có vết thương ngoài da
  • Rửa da đầu nhẹ nhàng với nước sau nhuộm, không để hoá chất ở da đầu quá lâu
  • Nếu chẳng may sơ ý làm dính thuốc nhuộm vào mắt, mẹ nhanh chóng rửa sạch rồi đến ngay trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra nhé
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sau sinh
BÀI MỚI ĐĂNG