Sinh non là trẻ sinh ra khi chưa đủ 37 tuần thai kỳ. Trẻ sinh non sẽ gặp nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Hãy cùng Mamibabi tìm hiểu đầy đủ những thông tin về sinh non để con yêu có thể được bảo vệ tối đa nhé.
Sinh non là tình trạng em bé chào đời khi chưa đủ 37 tuần thai kỳ. Tức là thời điểm sản phụ lâm bồn và sinh em bé ra khi thai nhi mới chỉ từ 20 tuần đến dưới 37 tuần.
Sinh non có nguy hiểm không?
Trẻ được sinh ra khi chưa đủ thời gian phát triển của thai kỳ, sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy: trẻ bị nhẹ cân; hệ miễn dịch, các vấn đề về hô hấp, thần kinh chưa phát triển hoàn thiện thậm chí gây tử vong.
Các trường hợp sinh non (theo phân loại của WHO)
Chuyển dạ sớm là tình trạng tử cung co bóp thường xuyên khi thai nhi chưa được 37 tuần, dẫn tới sự thay đổi của cổ tử cung, dẫn đến dọa sinh non.
Những dấu hiệu của tình trạng chuyển dạ sớm bao gồm:
Trong một số trường hợp, chuyển dạ sớm có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
Theo thống kê, có đến 50% trường hợp thai phụ sinh non không rõ nguyên nhân và yếu tố gây ra nguy cơ sinh non. Số còn lại nằm trong các lý do sau:
3.1. Do thai nhi
Thai vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai bị dị dạng (thường gây chuyển dạ sinh non, đặc biệt là khi kết hợp với thai đa ối hoặc thiểu ối), nhiễm trùng dẫn tới viêm màng ối,....
3.2. Do bệnh lý của mẹ
Các nguyên nhân sinh non bắt nguồn từ bệnh lý của mẹ rất đa dạng:
3.3. Do nhau thai
Những dấu hiệu sinh non dễ thấy ở mẹ bầu như sau:
Chẩn đoán chuyển dạ sinh non là việc bác sĩ thực hiện kiểm tra, theo dõi những dấu hiệu thay đổi trong cổ tử cung.
Quy trình kiểm tra, thăm khám có thể diễn ra trong vòng vài giờ để ghi nhận tất cả những sự thay đổi và chính xác những cơn co thắt để theo dõi sát sao.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện kèm một số xét nghiệm: Siêu âm qua âm đạo (để đo chiều dài cổ tử cung) và xét nghiệm fFB (để đo nồng độ của fibronectin của bào thai trong dịch tiết âm đạo)
Kết quả chẩn đoán cho thấy thai phụ đang trong tình trạng nguy cấp, bác sĩ sẽ triển khai cấp cứu ngay lập tức.
Theo thống kê, thì có khoảng 10% thai phụ chuyển dạ sớm sẽ sinh non trong 7 ngày sau đó; và có 30% thai phụ sẽ tự hết, không có dấu hiệu bất thường sau lần bị chuyển dạ sớm trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng chưa thể dự đoán chính xác thai phụ nào khi bị chuyển dạ sớm thì sẽ sinh non, và sinh non ở thời điểm nào.
Khi liên tục gặp phải những cơn co thắt, dọa sinh non, sản phụ cần được chăm sóc với chế độ đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để xử lý tình trạng dọa sinh non ở mẹ bầu:
7.1. Thuốc làm giảm, cắt cơn đau tử cung
Tác dụng: làm giảm, cắt các cơn đau tử cung của thai phụ.
Các loại thuốc được ưu tiên sử dụng như sau:
a. Nifedipin: là lựa chọn hàng đầu trong thuốc giảm co tử cung, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định.
Chống chỉ định: sản phụ bị huyết áp thấp, các bệnh tim mạch như suy tim, tiền sản giật, nhiễm trùng ối, suy thai, xuất huyết trước sinh. cẩn thận khi dùng đồng thời với với Salbutamol và các thuốc có thành phần của Magie Sulfat.
Lưu ý: Liều dùng Nifedipin tối đa là 120mg/ ngày
Tác dụng không mong muốn: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nóng bừng mặt, tim đập nhanh, tụt huyết áp, nguy cơ cao hơn ở những người suy tim, tăng men gan
b. Salbutamol: Sự lựa chọn thứ 2 là Salbutamol nếu không rơi vào các trường hợp chống chỉ định
Chống chỉ định: Không dùng đồng thời với Nifedipin do có tác dụng “hiệp đồng”; không dùng cho phụ nữ bị suy tim, suy tim thai, tiểu đường, bệnh tuyến giáp.
Lưu ý: điều trị Salbutamol không được kéo dài trên 48 giờ
Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp, phù phổi, suy tim, hạ kali máu, run, tim đập nhanh.
c. Magiê sulfat: chống co giật trong nhiễm độc, giúp giảm nguy cơ bại não liên quan đến sinh non, ngoài ra còn có tác dụng giảm co thắt
Chống chỉ định: với sản phụ bị suy thận nặng.
Lưu ý: Trong trường hợp phải điều trị kết hợp với tetracycline đường uống, thì phải uống hai loại thuốc cách khoảng nhau ít nhất 3 giờ.
Tác dụng phụ: Ðau tại chỗ tiêm, giãn mạch máu với cảm giác nóng. Tăng Mg máu.
7.2. Liệu pháp Corticoid
Tác dụng: Tăng sản xuất surfactan, thúc đẩy sự tăng trưởng của mô liên kết, giảm suy hô hấp ở trẻ thiếu tháng.
Chỉ định: Chỉ sử dụng với thai từ 28 tuần đến hết 34 tuần tuổi.
Các loại thuốc ưu tiên sử dụng:
7.3. Xử lý khi ức chế chuyển dạ không thành công
8.1. Vấn đề về hô hấp
Trẻ sinh non dưới 34 tuần thường xảy ra tình trạng bị khó thở suy hô hấp thậm chí ngừng thở; dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về hô hấp.
Trẻ sinh non dưới 32 tuần tuổi buộc phải thở bằng máy, do chức năng phổi chưa hoàn thiện. Khả năng bị mắc loạn sản phế quản cao, gây áp lực lên động mạch phổi dẫn đến xơ phổi, xẹp phổi, gây nhiễm trùng nặng, dẫn tới tử vong.
8.2. Rối loạn thân nhiệt
Thai nhi khi còn nằm trong tử cung thường có thân nhiệt cao hơn thân nhiệt của mẹ từ 0,5 - 1 độ C. Đối với trẻ sinh non và nhẹ cân, lớp cách nhiệt và lớp mỡ dưới da không đủ nên khi biên độ chênh lệch nhiệt độ từ môi trường tử cung mẹ với môi trường ngoài lớn trẻ rất nhanh bị mất nhiệt.
Khi trẻ bị mất nhiệt, các mẹ cần thường xuyên ủ ấm đúng cách để bé không bị mất nhiệt. Bé nên được nằm chung với mẹ, vì nhiệt độ ngoài da của mẹ cao sẽ truyền qua sưởi ấm cho con, hoặc sử dụng các phương tiện ủ ấp: lồng ấp, túi chườm ấm….
Mặt khác, trẻ sinh non cũng rất dễ bị tăng thân nhiệt do trung tâm điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện. Do vậy khi thân nhiệt trẻ trên 38 độ, mẹ cần hạ bớt nhiệt độ phòng, cởi bớt quần áo để giảm bớt nhiệt cho bé. Và vẫn cần lưu ý tránh gió lùa làm bé bị lạnh.
8.3. Rối loạn tiêu hóa
Trẻ sơ sinh nhất là trẻ sinh non rất dễ có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như hay nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, bú kém...thậm chí bị viêm ruột hoại tử do ruột của bé không được đủ máu nuôi sẽ mỏng dần gây hoại tử hoặc thủng.
Cần cho bé ăn sớm những giờ đầu sau sinh. Vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc, cho trẻ ăn. Theo dõi lượng sữa trẻ không bú hết trong một bữa ăn và tình trạng của trẻ để phát hiện kịp thời
8.4. Rối loạn máu
Do các tế bào máu của trẻ sinh non còn yếu, chưa phát triển đầy đủ, do đó dễ dẫn đến các rối loạn máu như: thiếu máu, vàng da, nhiễm trùng máu…
Cách xử trí: Cần thực hiện nghiêm theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng hoặc bất kỳ thay đổi của trẻ để kịp thời xử lý.
8.5. Hệ miễn dịch yếu
Trẻ sinh càng non, hệ miễn dịch càng chưa có đủ thời gian hoàn thiện, trẻ càng dễ mắc rất nhiều bệnh và dễ bị lây,...dẫn đến việc con hay bị đau ốm, khó phục hồi.
Cách xử trí: Tắm bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm và khăn mềm. Cần lưu ý tắm nửa người trên của bé, lau khô, ủ ấm rồi mới tiếp tục tắm nốt phần còn lại, với trẻ quá non cần có kỹ thuật tắm bé trong lồng ấp. Các mẹ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần bé đi vệ sinh tránh các tác hại làm ảnh hưởng đến bé.
8.6. Vấn đề về thị lực và thính lực
Trẻ sinh non nhìn chung các cơ quan đều chưa chưa phát triển hoàn thiện đặc biệt là thính lực và thị lực, 2 giác quan vô cùng quan trọng của con người. Các mẹ cần kiểm tra trong những ngày đầu để có thể can thiệp kịp thời.
Theo thống kê cho thấy: Trẻ sinh non 30 tuần hoặc dưới 30 tuần hay có cân nặng dưới 1,5kg có nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây mù lòa.
8.7 Bại não
Đây là hiện tượng rối loạn thần kinh gây suy yếu cơ, hạn chế các cử động bình thường. Nguyên nhân gây bại não ở trẻ sinh non là do quá trình lưu thông máu bất thường và hệ thần kinh kém phát triển.
Trẻ sinh non dưới 30 tuần tuổi cần được theo dõi sát sao trong vài ngày đầu sau sinh vì trẻ có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.
8.8. Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh
Các nhà nghiên cứu y khoa đã phát hiện ra trẻ sinh non thiếu tháng có nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Thậm chí, nguy cơ này cao gấp ba lần ở trẻ sinh non từ 24 đến 27 tuần.
Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ với mọi bà mẹ, của mọi gia đình. Các biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp có thể phòng ngừa sinh non hiệu quả bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng được đảm bảo trong khẩu phần và chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh.
Trong bất kỳ trường hợp nào, trẻ sinh non bao nhiêu tuần thì cũng không an toàn và không dễ dàng trong quá trình chăm sóc. Do vậy các mẹ cần đặc biệt lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa sinh non một cách nghiêm túc. Đồng thời, ngoài sự chăm sóc từ bố mẹ, trẻ sinh non cần được sự hỗ trợ thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa.