Vận động thô là gì? Vì sao bé cần cả vận động tinh và vận động thô?

5/5 (375 đánh giá)

Vận động thô là khái niệm vẫn còn khá xa lạ với một số mẹ “bỉm sữa”. Tuy nhiên, hoạt động này rất quan trọng với sự phát triển của bé. Nếu hiểu vận động thô là gì, tác dụng thế nào, mẹ sẽ biết cách giúp bé phát triển tốt hơn.

Vận động thô là gì? Vì sao bé cần cả vận động tinh và vận động thô?

Vận động thô - Gross motor skills là gì?

Càng lớn, bé càng phát triển các kỹ năng thể chất và nhận thức của bản thân. Trong đó, quá trình cơ thể vận động tổng hợp diễn ra sớm nhất. Đây chính là giai đoạn vận động thô. Hiểu một cách đơn giản, vận động thô chính là việc bé chuyển động những nhóm cơ lớn trên cơ thể như vận động lưng, bụng, chân, tay.

Ngoài ra, vận động thô cũng là khái niệm để chỉ một số hoạt động cơ bản thuộc về bản năng của con người như ngồi, đứng, nhảy, đá, chạy... và các hoạt động phát triển hơn như nắm, bắt, đỡ... Vận động thô cho phép bé “kích hoạt” từng nhóm cơ, kết hợp chúng với nhau để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Bé phát triển kỹ năng vận động thô sớm thường nhanh biết đi, biết chạy và có thể tham gia vào nhiều hoạt động thể chất khác. Đây là nền tảng cơ bản đánh dấu sự phát triển của bé, và cũng là cơ sở để mẹ theo dõi các kỹ năng của bé.

Vận động tinh và vận động thô giống và khác nhau như thế nào? 

Đi đôi với khái niệm vận động thô là vận động tinh. Một số mẹ nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Khả năng vận động thô và vận động tinh của bé có thể sẽ diễn ra song song với nhau nhưng thông thường, vận động tinh sẽ chậm hơn một chút. Sự khác biệt giữa vận động thô và vận động tinh là:

  • Vận động thô: Là sự phối hợp giữa các nhóm cơ trên cơ thể, đó là các động tác, kỹ năng vận động như lăn, trườn, bò, leo trèo, xoay... Giai đoạn này thường sẽ hình thành và phát triển trước vận động tinh.
  • Vận động tinh: Là khả năng điều khiển các ngón tay và bàn tay. Có thể hiểu, vận động tinh là kỹ năng nâng cao của vận động thô, bé sẽ trở nên khéo léo hơn trước. Vận động tinh bao gồm một số hoạt động như lắp ráp trò chơi, cầm nắm vật nhỏ, vặn nắp, xoay nắp,...

Hiểu đúng về sự giống và khác nhau giữa vận động thô và vận động tinh sẽ giúp mẹ biết bé đang mạnh và yếu những kỹ năng gì, từ đó giúp bé phát triển hoàn thiện hơn.

Vận động thô và những tác dụng đối với bé

Vận động thô có tác dụng gì? Vì sao vận động thô lại là giai đoạn bé bắt buộc trải qua trước khi bước sang giai đoạn vận động tinh. Dưới đây là một số lợi ích của vận động thô đối với bé:

  • Tăng cường sức khỏe: Việc vận động nhiều nhóm cơ chính giúp gia tăng khả năng thích nghi của bé với điều kiện môi trường sống ngoài bụng mẹ. Bé vận động thô càng nhiều sẽ càng khỏe mạnh và cứng cáp.
  • Giải phóng năng lượng hiệu quả: Với một số bé, việc dư thừa năng lượng khiến bé khó chịu, ngủ kém giấc, ăn không ngon. Vận động thô là cách để bé tiêu hao năng lượng hiệu quả và an toàn.
  • Thúc đẩy trí não phát triển: Khi bé vận động, trí não bé cũng làm việc theo và đó là lý do vận động thô giúp bé trở nên thông minh hơn.
  • Giúp bé tự tin hơn: Khi vận động tốt, bé sẽ tự tin hơn trong các hoạt động thể chất.
  • Có thể lực tốt để sẵn sàng cho các hoạt động học tập trong giai đoạn sau.

Vận động thô và các cột mốc cần nhớ

Cũng giống như khi bé tập lẫy, tập bò, vận động thô cũng có sự khác biệt trong từng giai đoạn. Một số cột mốc phát triển vận động thô ở bé mẹ nên lưu ý là:

  • Bé từ 0 đến 3 tháng: Khi các phản xạ giật mình biến mất, bé bắt đầu tự chủ cử động tay chân của mình.
  • Bé từ 3 đến 6 tháng: Ở giai đoạn này, các bé biết cử động, xoay người qua bên trái, bên phải, lật úp người và nằm ngửa trở lại. Nhóm cơ bụng, tay chân, cơ lưng làm việc tốt.
  • Bé từ 6 đến 9 tháng: Bé đã biết ngồi nhưng đôi khi còn bị đổ. Mẹ nên ở cạnh để đỡ bé khi cần, nên sử dụng đồ chơi để kích thích bé phối hợp xoay người, với đồ...
  • Bé từ 1 - 2 tuổi: Đây là giai đoạn các bé bắt đầu tập đứng và tập đi, cơ chân làm việc rất thường xuyên.
  • Bé từ 2 – 3 tuổi: Bé không chỉ biết đi mà còn có thể chạy nhảy, nô đùa.
  • Bé từ 3 – 4 tuổi: Lúc này cơ chân bé đã tốt hơn, vận động thô ở bé hiệu quả, việc phối hợp toàn thân giữ thăng bằng tốt, bé dễ dàng đứng bằng 1 chân.
  • Bé từ 4 - 5 tuổi: Không chỉ đứng bằng 1 chân, bé có thể nhảy chỉ với 1 chân.
  • Bé từ 5 - 6 tuổi: Các kỹ năng vận động thô gần như hoàn chỉnh, mẹ hãy cho bé hoạt động thể chất nhiều hơn.
  • Bé từ 6 tuổi: Lúc này, bé chủ động hơn trong mọi hoạt động, cử chỉ của mình.

Vận động thô: Những điều cần lưu ý

Trong quá trình cho bé tập vận động thô, bạn cần chú ý bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bé; đồng thời tạo môi trường tốt nhất để bé có điều kiện vận động thô hiệu quả hơn.

Về môi trường, bạn nên chọn nơi thoáng mát, khô ráo và rộng rãi, đủ sáng. Tinh thần tốt sẽ giúp bé vận động tốt. Mẹ cũng đừng quên thường xuyên thay đổi bối cảnh luyện tập để giúp bé hứng thú, thích khám phá hơn.

Mẹ có thể hỗ trợ bé vận động thô thông qua nhiều hành động hàng ngày như bế ẵm, thay bỉm, tắm, cho bé tập thể dục tay và chân, giúp bé tập lẫy, tập bò...

Người lớn chỉ nên khuyến khích bé vận động thô khi bé đã thực sự sẵn sàng, bé có hứng thú, cơ thể khỏe mạnh. Thời gian đầu, mẹ chỉ nên cho bé tập chậm rãi, quan sát khả năng thích ứng của bé rồi mới tăng dần cường độ.

Mẹ cho bé kết hợp vừa tập luyện vừa vui chơi sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Mẹ luôn cần quan sát bé trong quá trình bé vận động để đảm bảo an toàn. Mẹ cũng cần ghi nhận sự nỗ lực của bé bằng cách cổ vũ, hoan hô khi con làm được một hoạt động mới.

Mẹ cũng nên kích thích bé vận động theo đường chéo, tức là giúp bé với tay sang bên trái rồi bên phải, xoay người, đổi tư thế liên tục. Nhờ đó, các nhóm cơ của bé được làm việc đồng đều.

Vận động thô: Những điều cần tránh

Bên cạnh việc hướng dẫn bé vận động thô khoa học như trên, mẹ cũng cần tránh một số việc dưới đây:

Với bé tập bò

  • Không nên để bé mặc những bộ quần áo quá diêm dúa, lòe xòe vì sẽ hạn chế khả năng vận động của bé, thậm chí khiến bé bị ngã.
  • Không cho bé tập trên mặt sàn bẩn hoặc có vật gây nguy hiểm. Mặt sàn nơi bé tập luyện phải sạch sẽ, tốt nhất nên là mặt phẳng, không có các vật sắc nhọn khiến bé bị đau.

Với bé tập đi

  • Hạn chế sử dụng xe vòng tròn hay các loại xe tập đi quá nhẹ khiến bé dễ mất đà và ngã. 
  • Không nên dùng xe có thùng hoặc đồ chơi tầm cao ở phía trước vì có thể gây cản tầm nhìn của bé.
  • Không ép bé tập luyện khi bé đang mệt mỏi, không hợp tác hay khi bé đói bụng, bị ốm.
  • Không cho bé tập khi mới ăn no để tránh việc bé nôn trớ hoặc đau dạ dày.
  • Không la mắng bé nếu trong quá trình tập bé vấp ngã, đau, khóc hoặc bé tỏ ra chán nản không muốn tập.

Trên đây là tất cả thông tin cơ bản về vận động thô ở bé mà mẹ nên biết. Vận động thô giúp cơ thể và não bộ của bé phát triển khỏe mạnh. Mẹ hãy tạo cho bé một môi trường vận động thô an toàn và lý tưởng nhất nhé.

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Giáo dục sớm
BÀI MỚI ĐĂNG