Bà bầu ăn măng được không? Cảnh báo rủi ro cho mẹ bầu và thai nhi khi ăn măng

4.6/5 (363 đánh giá)

Bà bầu ăn măng được không? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi được rất nhiều bà bầu quan tâm. Măng vốn là loại thực phẩm đem lại trải nghiệm vị giác thú vị nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, loại thực phẩm này cần được lưu ý khi sử dụng cho bà bầu bởi nó có thể gây ra một số rủi ro không mong muốn. 

Bà bầu ăn măng được không? Cảnh báo rủi ro cho mẹ bầu và thai nhi khi ăn măng

Trong bài viết này, hãy cùng Mamibabi tìm hiểu và giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn măng được không, đồng thời tham khảo những thông tin về lợi ích sức khỏe và cách thưởng thức măng hợp lý. 

Giải đáp: Bà bầu ăn măng được không?

Măng là thực phẩm xuất hiện nhiều tại các quốc gia châu Á. Ở Việt Nam, loài thực vật này còn thường xuyên được dùng để chế biến thành các món ăn truyền thống trong cả bữa ăn hàng ngày và những dịp đặc biệt. Sự phổ biến của măng khiến nhiều người không chú ý tới tác hại tiềm ẩn của nó đối với phụ nữ mang thai.

Vậy bà bầu ăn măng được không? Cũng giống như sắn, măng có chứa glucozit - một chất gây hại cho sức khỏe nếu dung nạp vào cơ thể với liều lượng cao. Chất này còn nhạy cảm hơn với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, bởi đây là thời điểm cơ thể mẹ bầu đang có những biến chuyển mạnh mẽ. Mẹ bầu có thể gặp phải nhiều triệu chứng nguy hiểm và thậm chí là sảy thai nếu ăn măng không đúng cách trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, những rủi ro ấy chỉ xảy ra khi bà bầu nạp vào cơ thể một lượng lớn glucozit, trong khi một khẩu phần ăn các món măng (đã qua chế biến) chứa glucozit đã bị hao hụt đáng kể. Ngoài ra măng cũng mang rất nhiều dưỡng chất thiết yếu và tác động tích cực đến sức khỏe mẹ bầu.

Vậy nên, điều quan trọng nhất là phụ nữ mang thai cần phải ăn măng đúng cách. Điều này bao gồm việc ăn đúng định lượng cho phép, thời điểm nào nên/không nên ăn và ăn với tần suất như thế nào.

Những rủi ro cho sức khỏe mẹ và bé nếu không ăn măng đúng cách

Bà bầu ăn măng được không, có an toàn với sức khỏe không? Thực tế, nếu thiếu cẩn thận trong sơ chế, glucozit sẽ tiếp tục tồn tại với lượng lớn trong măng và ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể. Chất này khi di chuyển vào dạ dày sẽ bị chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN) - là chất có thể gây ngộ độc. 

Người bị ngộ độc do HCN sẽ có triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, tê lưỡi và thậm chí là co giật, liệt hô hấp. Ngoài ra, HCN còn làm mất tác dụng của enzyme chuyển hóa sắt, gián tiếp dẫn đến tình trạng thiếu máu của cơ thể. 

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và dễ phản ứng với các đồ ăn có hương vị lạ. Bởi vậy, nếu ăn măng trong thời gian này, bà bầu có thể gặp phải hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Co thắt tử cung và chuyển dạ sớm cũng là những rủi ro mà mẹ và bé có thể gặp phải nếu ăn măng không đúng cách trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai ăn măng được không, măng có tốt không?

Mặc dù tồn tại một số rủi ro nhưng mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà loại bỏ hoàn toàn món măng ra khỏi thực đơn của mình. Bởi lẽ, thực phẩm này cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Măng có chứa hàm lượng lớn vitamin A và E, các khoáng chất như niacin, thiamin. Các chất này đem tới những tác động tích cực cho cơ thể bà bầu, một trong số đó là tăng cường sức đề kháng, giúp người mẹ khỏe mạnh trước những biến đổi thời tiết hoặc các loại virus thường trực như cảm cúm.
  • Măng cũng góp phần bổ trợ sức khỏe tim mạch bởi chứa lượng chất xơ lớn, làm hạn chế các cholesterol xấu. 
  • Lượng chất xơ trong măng còn giúp bà bầu có một đường ruột khỏe mạnh, không gặp phải tình trạng táo bón và hệ tiêu hóa hoạt động kém.
  • Các bà bầu lo lắng về cân nặng cũng có thể tìm đến măng như một thực phẩm ít calo và giàu chất xơ, đem lại cảm giác no lâu và hạn chế sự thèm ăn.
  • Măng góp phần ngăn ngừa bệnh ung thư nhờ vào chất chống oxy hóa.

Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn măng

Bà bầu có ăn măng được không, ăn như thế nào cho hợp lý? Để đảm bảo cho sức khỏe bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên tuân thủ một vài lưu ý sau để có thể thưởng thức măng một cách an toàn nhất. 

  • Sơ chế măng đúng cách: Với măng tươi, mẹ bầu cần thực hiện đủ các bước: bóc vỏ, thái mỏng, ngâm qua đêm, luộc kỹ và ngâm lại bằng nước lạnh. Trong quá trình luộc cần chú ý mở nắp để các độc tố được loại bỏ bớt. Với măng khô, mẹ cần lưu ý thêm bước ngâm nước muối từ 6 tiếng trở lên và thay nước nhiều lần. Bên cạnh đó, cách luộc và sơ chế cũng cần làm tỉ mỉ tương tự măng tươi. 
  • Tuyệt đối không sử dụng nước luộc măng. 
  • Không ăn quá nhiều vì có thể làm tăng lượng glucozit đi vào cơ thể. 
  • Không nên mua măng chế biến sẵn vì người bán có thể không làm sạch kỹ khiến glucozit vẫn tồn tại trên thực phẩm. 
  • Nếu vừa ăn đồ lạnh, bà bầu cần tránh ăn măng ngay sau đó vì có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
  • Bà bầu có tiền sử bệnh về tiêu hóa hoặc đang điều trị sỏi thận, sỏi mật không nên ăn măng.
  • Luôn chọn mua măng tại những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn, sạch sẽ để hạn chế tối đa rủi ro. 
  • Chỉ nên ăn măng 1 - 2 lần trong 1 tháng, mỗi lần không ăn quá 200g. Với các loại măng khô, mẹ bầu nên ngâm nở rồi mới tính toán để đảm bảo khẩu phần không quá 200g. 

Một số thắc mắc thường gặp liên quan đến câu hỏi: “Bà bầu được ăn măng không?”

Bà bầu ăn măng tây được không?

Măng tây là món ăn kèm phổ biến với thịt bò hay cá hồi áp chảo. Thực phẩm này giàu vitamin B9 và hoàn toàn có thể ăn trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ăn măng tây một lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng đến hương vị sữa khi cho con bú.

Bà bầu ăn măng khô được không? 

Măng khô có những rủi ro sức khỏe tương tự măng tươi. Vậy nên, lưu ý khi ăn măng khô cũng là ăn một lượng vừa đủ và tránh ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bà bầu ăn măng chua được không? 

Mặc dù chưa có nghiên cứu chính xác về việc măng chua có gây hại cho bà bầu hay không nhưng rất khó để khẳng định, độc tố được loại bỏ trong quá trình chế biến. Một vài loại măng chua được ngâm trực tiếp từ măng tươi nên có thể vẫn còn tồn tại glucozit. Bởi vậy, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi thưởng thức món món ăn này. Mẹ cũng nên tránh các loại măng chua đã để lâu ngày hoặc ngâm cùng nhiều ớt bởi có thể gây nóng trong cho mẹ và bé. 

Mong rằng với những chia sẻ trên, mẹ bầu có thể giải đáp được câu hỏi bà bầu ăn măng được không, từ đó có kế hoạch ăn uống phù hợp và an toàn trong thai kỳ.

---

Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
BÀI MỚI ĐĂNG