Suy tuyến giáp khi mang thai có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả sản phụ và thai nhi. Do vậy, các bà mẹ cần nắm được dấu hiệu sớm của suy tuyến giáp để can thiệp kịp thời cũng như phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sàng lọc sơ sinh.

1. Về Suy tuyến giáp khi mang thai

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, điều tiết quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi mang thai, tuyến giáp tăng sự quy nạp iodine để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hormon tuyến giáp. Vì vậy ở những vùng lượng iodine trong thức ăn hằng ngày không đủ, tuyến giáp có thể to lên trong khi có thai. Có khoảng 1% phụ nữ mang thai bị thiểu năng tuyến giáp.

Suy tuyến giáp khi mang thai là tình trạng giảm nồng độ hóc môn tuyến giáp trong máu sẽ gây ra bệnh suy giáp, khi đó, chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không phóng thích ra đủ hormon tuyến giáp.

Nguyên nhân gây suy giáp trong thời kỳ mang thai bao gồm:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn, hay còn gọi là bệnh Hashimoto. Bệnh có thể có từ trước khi mang thai hoặc cũng có thể xuất hiện lần đầu tiên khi có thai.
  • Các nguyên nhân gây suy năng tuyến giáp khác có thể là do đã bị cắt tuyến giáp hoặc điều trị iodine phóng xạ, hoặc do đang điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao.
  • Các trường hợp có tiền sử gia đình nhiều người bị bệnh tuyến giáp, người có bướu cổ to, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước, thai phụ trong vùng bị thiếu iodine cần được theo dõi và thăm dò.

2. Ảnh hưởng của suy giáp đến bà bầu và thai nhi

2.1 Ảnh hưởng của suy giáp tới bà bầu

Nếu suy năng tuyến giáp không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì người mẹ có thể mắc phải tất cả các biến chứng của suy giáp như: chậm chạp, táo bón, thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim,...

Nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến sản khoa bao gồm: đẻ con nhẹ cân, tiền sản giật, chảy máu sau đẻ,... thậm chí là sẩy thai. Những biến chứng này đa số gặp ở các phụ nữ bị suy năng tuyến giáp nặng, còn các trường hợp bị suy năng tuyến giáp nhẹ có thể không có triệu chứng gì.

2.2 Ảnh hưởng của suy giáp tới thai nhi

Tuyến giáp của thai nhi chỉ được hình thành và bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10-12 của thai kỳ. Trong 12 tuần đầu thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormon tuyến giáp từ người mẹ. Nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng sẽ bị suy giáp. Ngoài ra, thai nhi còn phụ thuộc vào lượng iodine do người mẹ cung cấp.

Hormon tuyến giáp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phân chia, hình thành các cơ quan cũng như sự phát triển bộ não của trẻ. Nếu không được điều trị thích hợp thì dễ bị sảy thai, thai chết lưu và có khuyết tật bẩm sinh, kể cả chứng đần độn.

Những đứa trẻ bị suy giáp bẩm sinh có thể có những bất thường trầm trọng cả về sự phát triển trí tuệ và thể chất nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Các triệu chứng thường gặp cảnh báo bệnh lý tuyến giáp

Theo thống kê của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, thì đã có hơn 12% dân số mắc phải bệnh lý tuyến giáp tại nước này. Thời kỳ đầu, bệnh thường có những dấu hiệu mơ hồ nên rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác và chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng có thể gây ra các vấn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số dấu hiệu thường gặp cảnh báo bệnh lý tuyến giáp bao gồm:

Rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi

Mệt mỏi có thể chính là dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp, nếu luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc bỗng nhiên ngủ nhiều hơn bình thường mà vẫn thấy kiệt sức, mệt mỏi và thiếu năng lượng thì có thể người bệnh đã mắc bệnh suy giáp. Trường hợp cảm thấy khó đi vào giấc ngủ và mệt mỏi, kiệt sức thì có thể đã mắc bệnh cường giáp.

Thay đổi cân nặng

Khi mắc bệnh lý tuyến giáp thì cơ thể sẽ bị tích nước và là nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh bị giảm cân mặc dù vẫn ăn uống, sinh hoạt như bình thường.

Thay đổi tâm trạng

Nếu như thường xuyên xuất hiện suy nghĩ chán nản, buồn bã thì có thể cơ thể đang có quá ít hormon tuyến giáp và ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong não. Bệnh lý tuyến giáp cũng có thể khiến người bệnh thiếu tập trung hoặc trí nhớ suy giảm,lo lắng hay hoảng sợ quá mức...Nếu xuất hiện dấu hiệu này thì hãy nghĩ đến bệnh cường giáp, quá nhiều hormone tuyến giáp gây khó tập trung.

Xuất hiện vấn đề đường ruột

Hormon tuyến giáp có những ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa nên khi chúng gặp vấn đề thì người bệnh sẽ xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (khi mắc bệnh cường giáp).

Đau cơ

Đau cơ, cứng cơ, đặc biệt là ở các vị trí vai, đùi thì chính là dấu hiệu của bệnh lý tuyến giáp. Trường hợp bị suy giáp thì người bệnh sẽ cảm thấy đột ngột tê, ngứa ran hoặc đau ở chân tay...Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với viêm khớp.

Giảm ham muốn tình dục

Người bệnh mắc phải suy giáp trạng trong một thời gian dài sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố và làm giảm ham muốn tình dục, nặng thì có thể gây vô sinh, đặc biệt là ở phụ nữ. Thực tế, cả bệnh suy giáp và cường giáp đều có thể làm cản trở việc rụng trứng và suy yếu khả năng tình dục của phụ nữ.

Thay đổi da và tóc

Khi cơ thể rối loạn chức năng tuyến giáp và hormon tuyến giáp quá ít hoặc quá nhiều sẽ khiến cho tóc trở nên khô, xơ, dễ gãy rụng và thậm chí làm rụng cả lông ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt, lớp móng tay và làn da cũng sẽ bị ảnh hưởng khi cơ thể mắc phải bệnh lý tuyến giáp.

Cholesterol thay đổi

Những bệnh nhân suy giáp thường có nồng độ cholesterol trong máu cao và không đáp ứng với điều trị với các phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục hay dùng thuốc. Đặc biệt, bệnh cường giáp cũng có thể làm cho bệnh nhân có thể có mức cholesterol thấp bất thường.

Thay đổi nhịp tim

Hormon tuyến giáp khi tác động lên hệ tim mạch sẽ làm cho nhịp tim thay đổi, bệnh suy giáp sẽ khiến cho nhịp tim chậm hơn bình thường và bệnh cường giáp sẽ khiến tim đập nhanh hơn, xuất hiện cả tình trạng đánh trống ngực.

Bướu cổ

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tuyến giáp mà bác sĩ có thể đánh giá trên hình ảnh lâm sàng. Đặc biệt là khi người bệnh cảm thấy khó chịu ở cổ, giọng khàn hơn.

Suy giáp trong thai kỳ là một tình trạng phổ biến và có thể bỏ sót nếu triệu chứng biểu hiện mờ nhạt. Thông thường các triệu chứng của suy giáp thường bị nhầm với trầm cảm.

Các triệu chứng sau đây thường được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân bị suy tuyến giáp khi mang thai:

  • Mặt sưng phồng lên, da căng ra.
  • Mệt mỏi, mạch chậm.
  • Chịu lạnh kém, tập trung kém, rất hay quên.
  • Tăng cân: Tăng cân được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân bị suy tuyến giáp khi mang thai
  • Suy giáp và thai kỳ: Những điều cần biết
  • Tăng cân được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân bị suy tuyến giáp khi mang thai
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau quặn bụng hoặc khó chịu ở bụng.
  • Tăng nồng độ TSH và giảm nồng độ FT4.

4. Điều trị suy giáp trong thai kỳ

4.1 Phương pháp điều trị

Điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai giống như với đàn ông và phụ nữ không mang thai bị suy giáp, đó là:

  • Dùng hooc môn tuyến giáp tổng hợp để thay thế. Khi có mang thai thường liều sẽ phải tăng lên 25-50% thỉnh thoảng có trường hợp phải tăng liều gấp đôi.
  • Vần phải điều chỉnh liều levothyroxine tối ưu trước khi mang thai và kiểm tra TSH ngay khi có thai để bác sỹ điều chỉnh TSH về mức bình thường.
  • Chức năng tuyến giáp được kiểm tra mỗi 6-8 tuần trong suốt quá trình mang thai để chắc chắn chức năng tuyến giáp bình thường. Nếu thay đổi liều levothyroxine thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp sau 4 tuần. Sau sinh càng sớm càng tốt, liều levothyroxine được đưa về giống như trước khi mang thai.
  • Điều quan trọng nên biết rằng vitamin dành cho phụ nữ mang thai có chứa sắt và canxi, sẽ làm giảm hấp thu hooc môn tuyến giáp qua đường tiêu hóa. Do đó cần uống các thuốc vào những thời điểm khác nhau, cách nhau ít nhất 2-3 giờ.

4.2 Bị suy giáp khi mang thai nên ăn gì?

Muốn phòng ngừa suy giáp khi mang thai, mẹ bầu cần có chế độ ăn giàu Iốt như các loại hải sản tôm, cua, cá, ghẹ..., rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm như rau dền, rau đay, mồng tơi...; trái cây tươi, thịt và sữa...

Bên cạnh đó, mẹ cần kiểm tra bướu cổ, làm xét nghiệm máu các hormone FT4 và TSH, siêu âm tuyến giáp... để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể.

4.3 Uống thuốc tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi?

Khi mang thai, nếu người mẹ bị suy giáp hoặc cường giáp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, để đảm bảo trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến cáo nên điều trị các bệnh về tuyến giáp trước khi mang thai.

Người mẹ có thể bị suy giáp trước khi mang thai là do mắc bệnh viêm tuyến giáp tự miễn nhưng không biết hoặc không điều trị triệt để. Hoặc do đã điều trị bệnh cường giáp (bằng các phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ, iod phóng xạ, thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp liều cao) cũng có thể dẫn đến suy giáp khi mang thai. Bị suy giáp trong lần mang thai trước cũng có thể tiếp tục xảy ra trong những lần mang thai tiếp theo.

Trong khi đó, mang thai có thể gây ra tình trạng cường giáp ở người mẹ, do sự thay đổi của các hormone và kích thước của tuyến giáp.

Dưới đây là các loại thuốc chữa tuyến giáp được biết đến trong điều trị các bệnh suy giáp và cường giáp ở phụ nữ mang thai:

Suy giáp:

Thuốc hoóc môn tuyến giáp tổng hợp, ví dụ như levothyroxin. Đây là loại thuốc được dùng để điều trị suy giáp ở cả nam giới và phụ nữ không mang thai. Với phụ nữ mang thai, liều dùng có thể được tăng lên khoảng 25 - 50%.

Cường giáp:

Thuốc kháng giáp tổng hợp, ví dụ như carbimazol, methimazole, methylthiouracil (MTU), propylthiouracil (PTU), thyrozol. Hầu hết các loại thuốc kháng giáp tổng hợp này đều gây tác dụng phụ đối với thai nhi, một trong số đó là gây suy giáp ở thai nhi. Tuy nhiên, trong các loại thuốc chữa tuyến giáp tổng hợp này, PTU và thyrozol được khuyến cáo cho phép dùng vì tỷ lệ ảnh hưởng đối với thai nhi thấp.

Ngoài ra, thuốc chẹn beta cũng được sử dụng để giúp làm giảm một số triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có thể đi vào bào thai và ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Do đó, thuốc chỉ được dùng khi thật sự cần thiết.

4.4 Lưu ý khi dùng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai

Nếu phát hiện bị suy giáp hoặc cường giáp khi mang thai, người mẹ tránh quá lo lắng, thay vào đó có thể yên tâm dùng thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc chữa tuyến giáp khi mang thai:

Đối với bệnh suy giáp:

  • Khi dùng thuốc hoóc môn tuyến giáp levothyroxin để điều trị suy giáp, người mẹ cần lưu ý kiểm tra chức năng tuyến giáp khoảng 6 - 8 tuần/lần, nếu thay đổi liều dùng thì sau 4 tuần.
  • Sau khi sinh, dùng thuốc với liều dùng như khi không mang thai. Các loại thuốc vitamin tổng hợp được bổ sung trong thai kỳ có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc điều trị suy giáp, do đó, người mẹ cần lưu ý uống các loại thuốc cách khoảng 2 - 3 giờ.

Đối với bệnh cường giáp:

PTU và thyrozol là 2 loại thuốc chữa tuyến giáp - kháng giáp tổng hợp được ưu tiên sử dụng trong điều trị cường giáp nặng. Tuy nhiên, cần lưu ý điều trị với liều dùng thấp nhất, đồng thời mẹ và bé cần được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu như nhịp tim thai, sự phát triển của bào thai và siêu âm để kịp thời phát hiện bướu cổ có xuất hiện ở thai nhi hay không.

5. Phòng ngừa suy tuyến giáp khi mang thai

Nguyên nhân gây suy năng tuyến giáp ở thời kỳ mang thai vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, khi có thai, cơ thể sẽ tăng sự dung nạp iodine để bảo đảm mức độ bình thường của sản xuất hormon tuyến giáp. Ở nước ta, đặc biệt là vùng núi, các thức ăn thường thiếu iodine nên đa số người dân ở đây thường gặp bệnh bướu cổ. Vì vậy, cách đề phòng tốt nhất là thực hiện tốt chương trình phòng chống bướu cổ của Bộ Y tế là dùng muối có iodine thay cho muối thường trong bữa ăn hằng ngày.

Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Người mang thai cần lựa chọn những thực phẩm giàu iodine như các loại cá biển, trứng, sữa, rau có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng...
  • Nấu canh cần để nguội mới cho muối vào canh để tránh bay hơi, vì iot rất dễ bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.
  • Từ tuổi vị thành niên, nếu phát hiện bướu cổ phải điều trị sớm dù là bướu cổ đơn thuần.
  • Cần sàng lọc cho các bà mẹ ở trong 3 tháng đầu thai kỳ và tốt nhất là cho phụ nữ muốn có thai. Đặc biệt ở những phụ nữ có nguy cơ.
  • Phụ nữ bị bệnh tuyến giáp nếu muốn có thai tốt nhất là điều trị ổn định bệnh cho đến khi khỏi hẳn. Trong khi đang điều trị bệnh, nếu có thai ngoài ý muốn mà muốn giữ thai cần đến ngay cơ sở y tế khám chuyên khoa nội tiết để được tư vấn và đưa ra lời khuyên tốt nhất.
  • Sàng lọc sơ sinh ngay sau sinh để phát hiện sớm các trường hợp mắc suy giáp bẩm sinh để có thể điều trị sớm cho trẻ, tránh các hậu quả lâu dài.

Tóm lại, suy tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến sản phụ và thai nhi, thậm chí có thể dẫn tới sảy thai. Do đó, để phòng ngừa suy năng tuyến giáp, các bà mẹ cần sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ là tốt nhất.

Trong thời kỳ mang thai cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và iot cho sản phụ, đặc biệt là những loại thức ăn như cá biển, trứng, quả chín có màu vàng... Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có những can thiệp kịp thời, tránh để lại những hậu quả không mong muốn.


Nguồn: Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG