Bệnh trĩ có đẻ thường được không và lưu ý trước khi đẻ?

4.6/5 (202 đánh giá)
[Hỏi đáp] Bệnh trĩ có để thường được không là câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm. Cùng tìm hiểu thông tin về câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé
Bệnh trĩ có đẻ thường được không và lưu ý trước khi đẻ?

Bệnh trĩ có đẻ thường được không?

Phụ nữ khi mang thai là đối tượng dễ mắc phải bệnh trĩ nhất. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển khiến trọng lượng của cơ thể đè lên tử cung và tạo áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn. Khi tĩnh mạch bị đè nén dẫn đến hiện tượng ứ đọng phân, gây ra tình trạng bón, lâu ngày hình thành các búi trĩ.

Ngoài ra, lúc mang thai nội tiết tố thay đổi và việc ít vận động sẽ khiến mẹ bầu tăng nguy cơ mắc trĩ. Mẹ bầu dễ táo bón cũng là do thức ăn quá nhiều dinh dưỡng nhưng lại ăn ít chất xơ khiến búi trĩ được hình thành và ngày càng phát triển.

Khi mắc bệnh, các mẹ bầu thường quan tâm có đẻ thường được không? Các chuyên gia cho rằng, phụ nữ mang thai có đẻ được hay không thì phải căn cứ vào mức độ tình trạng trĩ sau khi thăm khám từ bác sĩ mới quyết định được. Điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh mà bạn đang mắc phải.

Căn bệnh này được chia ra làm 4 mức độ.

  • Trĩ độ 1 (trĩ nội): Chưa sa ra ngoài,
  • Trĩ độ 2 còn gọi là trĩ ngoại: Sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên.
  • Trĩ độ 3 là sa ra ngoài cần phải dùng tay thụt lên.
  • Trĩ độ 4 là sa hẳn ra ngoài.

Đối với trường hợp mắc trĩ ở độ 3 và 4, có thể gây sưng huyết, đau rát, chảy máu, thậm chí gây tắc nghẽn tĩnh mạch buộc phẫu cắt bỏ.

– Đối với bà bầu mắc bệnh trĩ độ 1 và 2 (mức độ nhẹ): Nếu sức khỏe của mẹ ổn định thì trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định cho sinh thường tự nhiên. Sinh thường rất được khuyến khích vì tốt cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên khi sinh thường mẹ cần biết rằng phải dùng hết sức để rặn điều này có thể khiến búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn.

– Đối với bà bầu mắc trĩ độ 3 và 4 (mức độ nặng): Búi trĩ sa quá nhiều, có hiện tượng chảy máu hoặc mủ thì trường hợp này bác sĩ khuyên mẹ bầu nên sinh mổ để làm giảm các rủi ro khi vượt cạn. Vì nếu sinh thường, sản phụ sẽ rặn mạnh khiến các tĩnh mạch giãn nở nhiều hơn, gây mất máu nhiều hơn nguy hiểm cho mẹ bầu và cả thi nhi.

Tóm lại, câu trả lời cho vấn đề bị bệnh trĩ có đẻ thường được không thì các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có phương án phù hợp nhất.

Lưu ý với các bà mẹ bị trĩ trước khi đẻ

Chị em phụ nữ mắc phải bệnh trĩ khi mang thai thường không được dung thuốc tây như bình thường để điều trị được. Vì thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý một số điều dưới đây trước khi sinh:

– Tắm nước ấm: Tắm nước ấm sẽ giúp các búi trĩ dễ dàng lưu thông máu. Hãy pha nước ấm với nước muối loãng để vệ sinh sau khi đi đại tiện cũng tốt giúp giảm sưng, tránh chảy máu.

– Chườm lạnh: Nếu có cảm giác sưng đau, bạn hãy dùng đá để chườm vào búi trĩ.

– Vệ sinh sạch sẽ hậu môn: Thường xuyên vệ sinh hậu môn mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện bằng khăn mềm, ướt, không dùng giấy khô sẽ gây đau, chảy máu khiến bệnh trĩ khi mang thai trở nên nặng hơn.

– Không nhịn đi đại tiện: Nên tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng, nếu nhịn về lâu dài sẽ gây ra tình trạng táo bón, dễ bị trĩ nặng hơn.

– Không ngồi quá lâu: Phụ nữ mang thai rất ít vận động, hay ngồi nên dễ làm gia tăng áp lực lên bụng, máu không được lưu thông đến vùng trực tràng hậu môn sẽ khiến búi trĩ nặng hơn. Tốt nhất, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng hoặc có thể nằm.

– Chế độ ăn uống cần được cải thiện: Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng đừng quên là phải ăn nhiều chất xơ. Chất xơ có trong rau xanh, hoa quả, mỗi ngày hãy ăn những thực phẩm này để tốt cho hệ tiêu hóa. Các thuận phẩm giúp nhuận tràng như khoai, ngô, rau mồng tơi, bơ, ngũ cốc.

– Tập thể dục thường xuyên: Hãy tạo thói quen đi bộ mỗi buổi sáng để có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.

Các cách chữa bệnh trĩ sau sinh

Nếu sau sinh, búi trĩ vẫn còn và ngày càng nặng hơn thì các mẹ hãy chữa trị sớm để tránh để lại biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các cách chữa trĩ sau sinh hiện nay:

– Dùng thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn: Thuốc có công dụng chống viêm, giảm đau và sưng.

– Sử dụng các thuốc nhuận tràng: Thường sau khi sinh để ngăn ngừa táo bón, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên trước khi dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam theo dân gian: Bạn có thể dùng rau diếp cá, lá trầu không, lá ngải cứu, lá sung,… đem nấu nước xông dưới vùng hậu môn. Thực hiện liên tục đều đặn mỗi ngày sau khi sinh để cải thiện trĩ. Tuy nhiên với cách này chỉ áp dụng với búi trĩ ở mức độ nhẹ.

– Dùng thủ thuật teo trĩ: chích xơ, làm đông búi trĩ, thắt vòng cao su,…

– Phẫu thuật cắt bỏ: Nếu tình trạng búi trĩ bị chảy máu, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành bằng tiểu phẫu Longo. Phương pháp này không gây đau, ít xâm lấn, an toàn cho sức khỏe.

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG