Hầu hết các bà mẹ đều chờ đợi sự ra đời của con mình với những cảm xúc hồi hộp xen lẫn vui mừng. Ngay cả khi việc mang thai khá mệt mỏi và nặng nề, thì những suy nghĩ về đứa con cũng giúp họ vượt qua những tháng ngày dài thai nghén.
Nhưng đối với nhiều bà mẹ lại có nhiều cảm giác lo lắng và sợ hãi. Hãy cùng chúng tôi tìm ra nguyên nhân của những lo lắng này và cách chuẩn bị tinh thần trước khi sinh.
Những lo lắng chung của các bà mẹ khi sinh con
- Tâm lý lo lắng chung không cụ thể.
- Lo lắng về cơn đau và làm thế nào để vượt qua nó.
- Việc sinh nở trước đó không suôn sẻ.
- Những câu hỏi như liệu con mình có phát triển tốt không? Mình có ổn không? Và sẽ như thế nào nếu mẹ hoặc con không ổn?
- Lo ngại về việc chồng mình sẽ như thế nào khi nhìn thấy mình đau đớn.
- Lo ngại về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai trong mối quan hệ vợ chồng. Ví dụ như liệu chồng mình còn thấy mình hấp dẫn hay không?
- Lo lắng về hình ảnh đau đớn khi chuyển dạ sẽ trở nên không hấp dẫn và kì cục.
- Lo ngại về việc mất kiểm soát.
- Không biết phải làm gì và nhiều khi ngớ ngẩn.
- Lo ngại về những thay đổi cơ thể từ việc sinh nở như vóc dáng.
Không nên quá lo lắng khi sinh
Một chút lo lắng cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu lo lắng quá thì cũng đáng lo ngại.
Cần ý thức được rằng:
- Quá lo lắng về việc sinh con sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
- Nếu lo lắng liên tục bạn sẽ không thể suy nghĩ thêm được gì khác.
- Lo lắng quá dễ gây ra rối loạn giấc ngủ, gặp ác mộng, tỉnh giấc giữa chừng và không thể ngủ lại được.
- Quá căng thẳng cũng khiến bạn ăn không ngon.
- Không hào hứng với việc mang thai và không có sự chia sẻ tình cảm với bé.
- Cảm giác giận dỗi đối với bé hoặc chồng.
- Không muốn sinh thường mà muốn sinh mổ. Điều này khá phổ biến với những trưởng hợp quá lo lắng về vấn đề chuyển dạ và sinh thường.
- Bị ám ảnh bởi chuyện sinh con.
Một số phụ nữ quá lo lắng về việc sinh con và được chẩn đoán là mắc hội chứng sợ sinh con hay còn gọi là Tocophobia (từ nguồn gốc Hy Lạp Tocos = sinh + phobia = ám ảnh sợ hãi). Ước tính có khoảng 6-10% phụ nữ bị mắc hội chứng này. Nghiên cứu cho thấy rằng với tỷ lệ nhỏ này, họ có nguy cơ gặp các vấn đề sức về khỏe tâm thần so với những phụ nữ mang thai khác cùng lứa tuổi.
Hội chứng sợ sinh con thường xuất hiện ở những phụ nữ đã từng gặp trục trặc trong chuyện sinh nở trước đó. Các trường hợp này cần có chuyên gia chăm sóc tâm thần với tư vấn hỗ trợ trước và sau sinh để giúp vượt qua nỗi sợ hãi đó.
Làm thế nào để cảm thấy thoải mái khi sinh con?
Chuẩn bị tinh thần trước khi sinh kỹ lưỡng sẽ giúp bạn bớt lo lắng trong thời kỳ mang thai. Bạn hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các dấu hiệu chuyển dạ, quá trình sinh con và phục hồi sau khi sinh. Tâm lý mong muốn sinh con chứ không phải là sợ hãi cũng sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn.
- Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những lo lắng của bạn và họ sẽ giúp bạn vượt qua những lo lắng đó.
- Chia sẻ nỗi lo lắng của bạn với chồng, người thân và bạn bè. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp bạn thấy thỏai mái hơn.
- Tránh nghe những câu chuyện không hay về sinh nở.
- Lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến. Hãy nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát hòan toàn khi chuyển dạ và sinh con mà các bác sĩ sẽ giúp bạn việc đó.
- Tham dự các lớp bổ sung kiến thức về sinh sản.
- Tin tưởng vào bác sĩ. Họ có hệ thống và quy trình để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé.
- Đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu bạn cảm thấy bối rối, không chắc chắn, sợ hãi hay lo lắng thì hãy chia sẻ điều đó với nữ hộ sinh / bác sĩ sản khoa. Cảm giác căng thẳng sẽ khiến bạn không thoải mái khi sinh nở.
- Tìm hiểu thông tin về chuyển dạ, sinh con, chọn cách giảm đau và phục hồi sau khi sinh.
- Tham gia các lớp thư giãn như yoga, thư giãn cơ bắp, tham gia giáo dục, thiền định và mát-xa.
Luôn nhớ rằng sinh con là chuyện bình thường, và nó đang diễn ra hàng ngày với mọi người. Mặc dù với cá nhân kinh nghiệm là giới hạn nhưng với cả quá trình thì chuyện đó hoàn toàn thông thường.
Ý nghĩa của cơn đau khi sinh
Đau khi sinh con cũng có ý nghĩa và giá trị của nó. Không ai muốn rơi vào trạng thái không thể kiểm soát. Nhưng những gì diễn ra khi chuyển dạ không nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Nhưng có một điều chắc chắn là những cơn đau rồi sẽ kết thúc. Những cơn đau khi chuyển dạ cũng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định và em bé sẽ được sinh ra.
Nếu bạn biết khoảng thời gian chuyển dạ kết thúc thì bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Biện pháp giúp giảm đau khi sinh
Một số phụ nữ chấp nhận đau khi chuyển dạ để sinh con. Họ coi đây là một chuyện tự nhiên và không muốn có bất kỳ sự can thiệp nào cả. Nhưng một số khác lại không như vậy.
Làm thế nào chúng ta chịu được cơn đau là chuyện của mỗi người. Người này không thể so sánh với những người khác. Nhưng để tránh cảm giác này bạn có thể chọn một số phương pháp giúp bạn giảm bớt đau đớn.
Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm đau khi chuyển dạ:
- Khí nitơ oxit kết hợp với không khí.
- Thuốc giảm đau pethidine.
- Gây tê ngoài màng cứng.
- Máy TENS (máy Kích thích dòng điện).
- Thôi Miên.
- Sinh trong nước hoặc trong phòng tắm hoặc trong bồn tắm.
- Thư giãn.
- Châm cứu.
- Chườm nóng.
- Mát-xa.
- Trị liệu bằng hương thơm.
- Hít thở sâu.
- Tưởng tượng.
- Âm nhạc.
Không còn lo lắng khi chuyển dạ
- Tập các bài tập về sinh nở để làm quen dần, bạn có thể luyện tập cùng với chồng. Thường thì chúng ta hay lo lắng những vấn đề mà chúng ta không hiểu rõ.
- Vận động thường xuyên. Trừ khi có lý do gì đó mà bạn không nên vận động khi chuyển dạ.
- Tập trung tưởng tượng điều gì đó. Nhiều phụ nữ thấy mình ở trong một trạng thái gần như nguyên sơ khi chuyển dạ. Hãy dồn hết năng lượng vào cơ thể và tin rằng cơ thể của bạn sẽ biết phải làm gì.
- Mang theo một chiếc iPod hoặc một đĩa CD yêu thích, một số loại dầu hương liệu hoặc nước hoa vào phòng sinh với bạn. Tất cả các giác quan vẫn hoạt động khi bạn chuyển dạ,và đây là thời điểm rất nhạy cảm.
- Có thể yêu cầu chồng bạn vào phòng sinh cùng hoặc bất cứ ai mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để giúp bạn thấy đỡ hơn nhưng cần để ý đến số lượng người bệnh viên cho phép vào phòng sinh.
- Hãy nghĩ về em bé và hình dung bé cũng đang trong quá trình chuyển dạ cùng bạn. Cố gắng suy nghĩ rằng, sau cơn đau này, mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
- Cố gắng thư giãn giữa các cơn co thắt. Cảm giác căng thẳng sẽ chỉ làm tăng thêm sự khó chịu và bạn nên tận dụng khoảng thời gian đó để nghỉ ngơi.
- Hãy tập trung vào các cơn co thắt đang đến, chứ đừng nghĩ tới những cơn co thắt tiếp theo. Hãy chịu đựng từng cơn, từng cơn một.
- Đừng e ngại hay xấu hổ với bác sĩ hay nữ hộ sinh về những gì họ thấy và nghe. Nếu bạn cần phải càu nhàu, la hét, cấu véo hay tất cả những điều đó thì hãy cứ làm nó.
Hãy nhớ những kỳ vọng về việc sinh con không giống với thực tế. Chính vì thế mà bạn cần lên kế hoạch kỹ lưỡng khi sinh con.