Hướng dẫn xem TV cho trẻ mới biết đi

4.9/5 (314 đánh giá)

Đã đến lúc bạn cần dạy cho trẻ thói quen lành mạnh, để trẻ biết cách quản lý thời gian xem TV cũng như sử dụng các thiết bị công nghệ khác.

Hướng dẫn xem TV cho trẻ mới biết đi

Ngày nay, có rất nhiều chương trình trên tivi dành cho trẻ em, vì vậy không khó để có thể lựa chọn một chương trình, một bộ phim hoạt hình cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trẻ em đang lớn lên trong một thế giới bão hòa về phương tiện truyền thông từ tivi, điện thoại, máy tính bảng,....

Trẻ xem TV có hại không?

Có rất nhiều bậc phụ huynh nói rằng “Con tôi thích xem TV!”. Trẻ sơ sinh cho đến những đứa trẻ mới biết đi có thể nhìn chằm chằm vào màu sắc tươi sáng và những chuyển động trên màn hình, nhưng bộ não của trẻ chưa có khả năng nhận ra hoặc hiểu ý nghĩa của tất cả những hình ảnh kỳ lạ đó.

Thông thường, bộ não của trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên mới phát triển đến mức để hiểu được các biểu tượng trên màn hình và có thể hình dung được những đồ vật tương đương trong thế giới thực.

Thứ mà trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần học nhất đó là sự tương tác với những người xung quanh. Điều đó không có nghĩa là trẻ em không nên trò chuyện qua video với ông bà hay cha mẹ ở xa. Nhưng khi nói đến việc học hàng ngày, trẻ cần chạm vào mọi thứ, cầm nắm chúng và hơn hết là để nhìn thấy khuôn mặt và nghe giọng nói của những người trẻ yêu thương nhất.

Các ứng dụng trên điện thoại, máy tính có thể dạy trẻ mới biết đi chạm và vuốt trên màn hình, nhưng các nghiên cứu cho chúng ta biết rằng những kỹ năng này không giúp ích cho việc học của trẻ trong thế giới thực.

Việc lạm dụng phương tiện kỹ thuật số có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề sau:

  • Ngủ không đủ giấc: Trẻ nhỏ tiếp xúc với phương tiện truyền thông nhiều hơn hoặc có TV, máy tính hoặc thiết bị di động trong phòng ngủ sẽ ngủ ít hơn và ngủ muộn hơn vào ban đêm. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị màn hình TV kích thích quá mức và bỏ lỡ giấc ngủ cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Sự chậm trễ trong học tập và các kỹ năng xã hội: Trẻ em xem quá nhiều TV trong những khoảng thời gian từ lúc sơ sinh cho đến khi đi mẫu giáo có thể bị chậm phát triển về khả năng chú ý, tư duy, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Một trong những lý do của sự chậm trễ có thể là do trẻ ít tương tác với cha mẹ và gia đình. Các bậc phụ huynh luôn bật TV hoặc tập trung vào phương tiện kỹ thuật số của riêng họ và bỏ lỡ những cơ hội quý giá để tương tác với con cái và giúp bé học hỏi.
  • Béo phì: Việc trẻ em sử dụng nhiều phương tiện truyền thông trong những năm học mẫu giáo có liên quan đến tăng cân và nguy cơ béo phì ở trẻ em. Các quảng cáo thực phẩm và đồ ăn vặt trong khi xem TV có thể thúc đẩy trẻ ăn nhiều hơn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, trẻ em lạm dụng phương tiện truyền thông ít có xu hướng vận động với các trò chơi lành mạnh về thể chất, do đó tích trữ nhiều mỡ dư thừa trong cơ thể hơn.
  • Các vấn đề về hành vi: Nội dung bạo lực trên TV và màn hình có thể góp phần gây ra các vấn đề về hành vi ở trẻ em. Vì chúng sợ hãi và bối rối trước những gì chúng nhìn thấy hoặc chúng sẽ cố gắng bắt chước hành động của các nhân vật trên màn hình.

Cho trẻ xem TV thế nào cho tốt?

Trẻ cũng có thể dành một chút thời gian trong ngày để xem TV hoặc sử dụng thiết bị điện tử khác khác miễn là trẻ xem các chương trình phù hợp với lứa tuổi, có chất lượng cao và phải xem cùng với một người lớn.

Nhưng trên TV có quá nhiều chương trình không phù hợp với trẻ, có thể cản trở sự phát triển lành mạnh về tinh thần và thể chất của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài cho trẻ. Dưới đây là các mẹo để quản lý thời gian xem TV của trẻ mới biết đi.

Đặt ra giới hạn khi cho trẻ xem TV

  • Giới hạn thời gian xem TV:Hầu hết các bậc phụ huynh nói rằng con cái của họ xem TV từ hai giờ trở lên mỗi ngày. Trong khi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng trẻ em từ 2 đến 5 tuổi không dành quá một giờ mỗi ngày để sử dụng bất kỳ một phương tiện kỹ thuật nào bao gồm cả TV, máy tính bảng, điện thoại hoặc máy tính. Đặc biệt không nên cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi sử dụng các phương tiện kỹ thuật số.
  • Để não của trẻ không hoạt động một cách thụ động khi trẻ xem TV. Bạn hãy chia nhỏ thời gian trẻ xem TV thành các khoảng nhỏ, tăng dần từ 10 đến 15 phút. Đồng thời cần để TV ngoài phòng ngủ và tắt TV trong bữa ăn.
  • Đặt ra các quy tắc ngay từ đầu: Bạn cần thiết lập các quy tắc xem TV cho trẻ ngay từ ngày đầu tiên. Việc này giúp bạn kiểm soát thời gian trẻ xem TV dễ dàng hơn khi trẻ lớn hơn. Sau này, việc nới lỏng các tiêu chuẩn của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bạn để cho trẻ xem TV bất cứ khi nào trẻ thích.
  • Biến việc xem TV thành một đặc quyền: Bạn không nên để thời gian sử dụng TV trở thành một kỳ vọng của trẻ. Tuy nhiên, bạn có thể đưa ra những yêu cầu cho trẻ cần thực hiện để được xem TV trong một khoảng thời gian bao lâu, điều này sẽ mang đến hiệu quả đáng ngạc nhiên.
  • Làm cho màn hình TV trở nên bất tiện: Bạn nên cân nhắc để TV và các thiết bị điện tử khác trong một căn phòng nhỏ, khuất trong nhà hoặc trong tủ vẫn đóng khi tắt. Tắt TV khi không có ai xem. Bởi việc bật màn hình TV ở chế độ nền vẫn làm mất tập trung và làm giảm sự tương tác giữa cha mẹ và trẻ nhỏ.

Chọn các chương trình chất lượng cao dành cho trẻ em

  • Lựa chọn các chương trình đơn giản: Các chương trình có nhịp độ chậm cho trẻ nhỏ thời gian để suy nghĩ và tiếp thu. Chọn các chương trình đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, nhấn mạnh tính tương tác. Các chương trình truyền cảm hứng cho trẻ tạo ra âm thanh, nói chuyện, hát và nhảy. Nhiều hoạt động ngẫu nhiên trong phim hoạt hình hành động/phiêu lưu có thể khiến trẻ em bối rối và các chương trình rùng rợn sẽ gây căng thẳng, sợ hãi cho trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ xem các chương trình bạo lực trên TV có nhiều khả năng thể hiện hành vi hung hăng hơn.
  • Xem các chương trình cụ thể: Thay vì cho phép con bạn xem bất cứ chương trình gì trên TV, hãy chọn lọc các chương trình một cách cẩn thận. Kiểm tra các bài đánh giá từ các nguồn đáng tin cậy như người thân, bạn bè và xem trước các chương trình trước khi cho trẻ xem với bạn.
  • Khi chương trình kết thúc, hãy tắt màn hình. Thông báo trước hai phút, sau đó là 10 giây đếm ngược rằng thời gian sử dụng thiết bị sắp kết thúc sẽ giúp trẻ dễ dàng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hãy là người hướng dẫn và làm gương cho trẻ xem TV

  • Xem TV cùng trẻ: Bạn cần xem TV cùng với trẻ em. Không nên sử dụng TV, điện thoại, máy tính bảng như một người trông trẻ. Nghiên cứu cho thấy trẻ em học tốt hơn nếu có người lớn ở bên cạnh để củng cố việc học khi xem TV cũng như khi sử dụng các thiết bị điện tử khác.
  • Giúp trẻ xem TV một cách nghiêm túc: Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể học cách xem TV mà bạn không cần "điều chỉnh" sau này. Nếu bạn đang xem truyền hình có quảng cáo, hãy nói về những gì đang diễn ra trong chương trình và trong quảng cáo, đồng thời giải thích sự khác biệt giữa hai điều này.
  • Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và liên hệ những gì đang xảy ra trong chương trình với cuộc sống của hàng ngày của trẻ. Nếu bạn đang xem video hoặc chương trình đã ghi lại, hãy tạm dừng chương trình để thảo luận với trẻ về những gì đang diễn ra trong chương trình đó.
  • Kết nối chương trình TV với thế giới thực:Bằng cách tham gia cùng trẻ trong thời gian xem TV, bạn có thể giúp trẻ tạo mối liên hệ giữa những gì trẻ đã xem và thế giới thực xung quanh trẻ.

Nếu bạn và bé vừa xem xong một chương trình mà trong đó có giới thiệu một con số, hãy nói về số đó và tìm ví dụ về số đó để cho trẻ xem. Ví dụ: khi bạn sắp đặt bàn ăn, bạn có thể nói, "Con số hôm nay được nhắc đến trong trương trình là số ba, và có ba chỗ để đặt!". Sau đó, bạn cùng trẻ đọc và thảo luận về một cuốn sách khám phá các con số.

Nếu trẻ thích một chương trình về động vật hoang dã, bạn có thể cùng nhau đến thư viện để chọn sách về động vật. Hoặc nếu các nhân vật trong một chương trình yêu thích nướng bánh hoặc thực hiện một dự án nghệ thuật, bạn và bé có thể thử làm một hoạt động tương tự.

  • Hãy là một hình mẫu cho trẻ học tập: Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cha mẹ, trẻ sẽ quan sát cách bạn sử dụng TV và học theo. Chính vì vậy đừng lướt kênh hoặc để TV gây ồn cho những người xung quanh. Nếu trẻ thấy bạn thường xuyên háo hức ngồi xuống để xem một chương trình cụ thể và tập trung vào những gì bạn đang xem, trẻ sẽ nhận ra tiềm năng thích thú mà các bộ phim và chương trình khác hứa hẹn.
  • Lập kế hoạch xem TV cho cả gia đình: Ngoài việc suy nghĩ về thời gian xem TV của trẻ, bạn hãy xem xét thời điểm và cách thức những người khác trong gia đình bạn sử dụng TV. Nói chuyện với các thành viên trong gia đình về các quy tắc cơ bản cho việc sử dụng TV và các thiết bị điện tử khác. Đồng thời cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch.

Nguồn: vinmec.com

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Bé 13 - 24 tháng
BÀI MỚI ĐĂNG