Trẻ 3 tuổi: Những cách dạy trẻ 3 tuổi ưu việt nhất cho cha mẹ

4.9/5 (119 đánh giá)

Khi những kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi phát triển, con có thể làm theo hướng dẫn và bày tỏ suy nghĩ của bản thân rõ ràng hơn. Tuy nhiên, đây là thời điểm con ở giai đoạn chuyển giao giữa lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, vì vậy con đường phát triển của con có thể có chút “gập ghềnh". 

Trẻ 3 tuổi: Những cách dạy trẻ 3 tuổi ưu việt nhất cho cha mẹ

Cha mẹ có thể kỳ vọng trẻ 3 tuổi biết cách kiểm soát nỗi buồn và giận dữ. Tuy vậy, cha mẹ cũng nên hiểu rằng, đôi khi sự sáng tạo cùng chút khờ dại của con cũng sẽ mang lại nhiều niềm vui. Dưới đây là những chuẩn phát triển của trẻ 3 tuổi cùng những mẹo nuôi dạy con cha mẹ nên tham khảo. 

Trẻ 3 tuổi phát triển thể chất như thế nào? 

Trẻ 3 tuổi không chỉ phát triển chiều cao, cân nặng mà còn hoàn thiện các kỹ năng vận động thô và tinh. Giống như bất kỳ đặc điểm nào khác, khả năng và mức độ thành thạo những kỹ năng này của từng trẻ sẽ khác nhau. 

Khi trẻ 3 tuổi lớn lên, con học hỏi nhiều hơn về cơ thể của chính mình và cách kiểm soát cơ thể. Nếu được luyện tập, con có thể làm được những điều mà trước đây con chưa thể làm được.

Cột mốc quan trọng về thể chất ở trẻ 3 tuổi 

Bé 3 tuổi biết làm gì? Dưới đây là những dấu mốc đáng chú ý trong quá trình phát triển của con: 

  • Kỹ năng vận động thô: Hầu hết trẻ 3 tuổi đều có thể đi trên một đường thẳng, giữ thăng bằng trên xà ngang thấp, nhảy qua hoặc nhảy vọt nhanh và đi lùi. Bé còn có thể đạp xe 3 bánh, bắt một quả bóng lớn và nhảy bằng hai chân.
  • Kỹ năng vận động tinh: Trẻ 3 tuổi có thể tự rửa và lau khô tay, tự mặc quần áo với chút hỗ trợ từ cha mẹ, và có thể lật trang sách. Những em bé ở tuổi mẫu giáo còn có thể cầm dụng cụ viết bằng ngón tay chứ không phải nắm tay như khi còn nhỏ.
  • Điểm nổi bật chính: Một số trẻ 3 tuổi đã sẵn sàng cho việc ngồi bô đi vệ sinh. 

Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ 3 tuổi phát triển thể chất tốt hơn

Những kỹ năng của con như chạy nhảy, leo trèo, di chuyển không ngừng đều có thể khiến cha mẹ khó theo kịp. Bạn có thể dễ dàng bảo trẻ 3 tuổi đứng im nhưng các chuyên gia cho biết, cách nuôi trẻ 3 tuổi tốt nhất là để trẻ tự do chạy, leo trèo và nhảy một cách an toàn. Trẻ 3 tuổi cần được rèn luyện các kỹ năng thể chất để có thể giữ thăng bằng và phối hợp các động tác tốt hơn.  

Trẻ 3 tuổi phát triển cảm xúc như thế nào? 

Cơn giận dữ của trẻ 3 tuổi có xu hướng lên đến đỉnh điểm khi con học cách đối phó với những tình huống căng thẳng. Vì vậy, mặc dù trẻ 3 tuổi thường đòi hỏi sự độc lập, nhưng con vẫn sẽ phải “vật lộn” với nỗi thất vọng khi con muốn tự mình làm một điều gì đó mà không thành công. 

Một số trẻ 3 tuổi gặp khó khăn khi không có cha mẹ hay người thân ở bên. Con có thể khóc khi được đưa đến trường mầm non hoặc có thể bày tỏ sự buồn bã khi đi nhà trẻ dù con có thể vẫn thích được chơi ở đó. 

Cột mốc quan trọng về cảm xúc ở trẻ 3 tuổi 

  • Trẻ 3 tuổi bắt đầu hiểu cảm xúc của bản thân và những người xung quanh. Con có thể sử dụng những cách diễn đạt đơn giản như "Con buồn!" hoặc "Con rất vui!" để cha mẹ biết cảm giác của bé. 
  • Bé biết học cách chia sẻ đồ chơi, đồ dùng với người khác một cách lần lượt nhưng không phải lúc nào con cũng hứng thú với điều này. 

Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ 3 tuổi phát triển cảm xúc tốt hơn? 

Cha mẹ nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để trí thông minh cảm xúc của con phát triển tốt hơn? Cha mẹ nên sử dụng các từ chỉ cảm xúc trong các cuộc trò chuyện hàng ngày với con, chẳng hạn như buồn, giận, hạnh phúc... Việc xây dựng vốn từ vựng về cảm xúc sẽ giúp con học cách sử dụng từ ngữ để diễn đạt những suy nghĩ, cảm giác của bản thân dễ dàng hơn. 

Trẻ 3 tuổi phát triển kỹ năng xã hội như thế nào? 

Khi con tròn 3 tuổi, cha mẹ có thể nhận thấy sự thay đổi trong cách tương tác của con với những em bé khác. Đây thường là dấu mốc nhiều trẻ bắt đầu biết giao tiếp, biết chơi cùng người khác thay vì chỉ tự chơi một mình như trước. Điều này có nghĩa bé cần số sự hỗ trợ từ cha mẹ để xây dựng và duy trì các mối quan hệ của mình.

Trẻ 3 tuổi có thể bắt đầu phát triển tình bạn thực sự với những người bạn mới (và đôi khi là những người “bạn” trong tưởng tượng của con). Con có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân vật con yêu thích. Vì vậy, con thường bắt chước các nhân vật trong TV và sách truyện. 

Cột mốc quan trọng trong kỹ năng xã hội ở trẻ 3 tuổi 

  • Trẻ bắt đầu biết thể hiện sự đồng cảm khi người khác bị tổn thương hoặc khó chịu, thậm chí có thể cố gắng an ủi người đó.
  • Trẻ có thể bắt đầu nói bậy bạ, nói lung tung, khi bị hiểu lầm bởi anh chị em hoặc những đứa trẻ khác. 
  • Trẻ có thể tự mình thể hiện tình cảm với người khác (mà không cần cha mẹ đề nghị).

Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ 3 tuổi phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn? 

Con sẽ bắt đầu hiểu sự khác biệt giữa những điều thuộc sở hữu của mình và của người khác. Vì vậy, cha mẹ có thể thấy con phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều khi chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Thay vì can thiệp và chỉ định ai được chơi món đồ nào, cha mẹ nên khuyến khích con tự tìm ra món đồ đó. Chỉ khi con hoặc những đứa trẻ khác trở nên hung hăng, người lớn mới cần can thiệp và giải quyết mọi việc. Những lúc như vậy, cha mẹ nên lưu ý cách nói chuyện với trẻ 3 tuổi cần “vừa cương vừa nhu" khi giao tiếp và thỏa hiệp với con. 

Trẻ 3 tuổi phát triển nhận thức như thế nào? 

Phát triển nhận thức ở trẻ 3 tuổi không chỉ gồm học bảng chữ cái hay cách đếm, mà còn bao gồm tiếp nhận thông tin, đặt câu hỏi, xử lý và hiểu thông tin.

Hầu hết trẻ 3 tuổi đều dễ tiếp thu mọi thứ xung quanh. Vì vậy, cha mẹ hãy hỗ trợ để con biết phải làm gì với thông tin đó. Giờ đây, con đã có thể ngồi yên và tập trung trong một khoảng thời gian dài hơn nên con thậm chí có thể tiếp nhận được nhiều điều xung quanh hơn.

Não bộ và trí tưởng tượng của con sẽ phát triển mạnh trong năm 3 tuổi. Khi trẻ 3 tuổi phát triển trí nhớ và hiểu thêm về thế giới xung quanh, cha mẹ nên chuẩn bị tinh thần nhận được nhiều câu hỏi từ con. Bạn sẽ nhận ra, có những lúc bạn không biết phải trả lời như thế nào. Dù thế, cha mẹ vẫn nên cố gắng kiên nhẫn với những câu hỏi liên tục của con bởi đó là cách con học hỏi thêm về thế giới.

Để biết những gì con thực sự hiểu và những gì con vẫn cần phải học là một điều khó khăn, đầy thách thức. Tuy nhiên, cha mẹ có thể kỳ vọng vào một số cột mốc phát triển dưới đây khi con được 3 tuổi: 

Ngôn ngữ

Trẻ 3 tuổi sẽ biết khoảng 300 từ vựng và có khả năng hiểu nhiều hơn thế. Con không chỉ nói những câu đơn giản mà khả năng hiểu của con còn phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn mỗi ngày. Cha mẹ có thể tham khảo những cách dạy trẻ 3 tuổi học chữ bằng thẻ học - flashcard để tăng vốn từ cho con. 

Vui chơi

Như đã đề cập ở trên, thay vì chỉ tự chơi một mình trong cùng một không gian với những đứa trẻ khác, con bắt đầu biết tương tác, giao tiếp với bạn để cùng chơi và phát triển tình bạn. Để con tự chơi với các bạn cũng là một cách dạy trẻ 3 tuổi tự lập cha mẹ nên áp dụng. 

Trẻ có thể biết thay phiên nhau chơi thay vì tranh giành như trước. Vì thế, cha mẹ có thể thấy con mình bắt đầu tham gia vào các trò chơi hoặc hoạt động đơn giản vốn đòi hỏi chúng phải rèn luyện tính kiên nhẫn. 

Cột mốc quan trọng trong nhận thức ở trẻ 3 tuổi 

  • Con thích được nghe đọc sách truyện, thậm chí có thể cố gắng xem hình và tự đọc. 
  • Con xác định được các hình dạng và màu sắc cơ bản.
  • Con nói được bảng chữ cái.

Cha mẹ cần làm gì để trẻ 3 tuổi phát triển nhận thức tốt hơn? 

Để giúp con tiếp tục cải thiện sự phát triển ngôn ngữ, cha mẹ hãy cố gắng thu hút con vào các cuộc trò chuyện mọi lúc mọi nơi. Bé sẽ đặt ra nhiều câu hỏi, cha mẹ hãy kiên nhẫn trả lời và đan xen hỏi lại con một vài câu. Ngoài ra, cha mẹ có thể đọc sách, truyện cho bé nghe và nói về các nhân vật, hoặc cùng thảo luận với con về những chi tiết trong truyện.  

Một số dấu hiệu cần lưu ý ở trẻ 3 tuổi 

Mỗi trẻ 3 tuổi phát triển với một tốc độ khác nhau. Thông thường, những bé phát triển hơi chậm hơn sẽ bắt kịp các bạn cùng trang lứa vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo cha mẹ nên nhận sự tư vấn từ bác sĩ nếu bé 3 tuổi có những biểu hiện sau:

  • Chảy nước dãi hoặc có giọng nói không rõ ràng.
  • Không thể thực hiện những hành động đơn giản như chơi trò xếp hình cơ bản...
  • Không nói thành câu đầy đủ.
  • Không hiểu các hướng dẫn đơn giản.
  • Không tham gia vào các trò chơi nhập vai.
  • Không muốn chơi đồ chơi hoặc chơi cùng những đứa trẻ khác.
  • Không giao tiếp bằng mắt.
  • Ngã nhiều hoặc hay gặp sự cố với cầu thang.
  • Đánh mất các kỹ năng mà con từng có.

Những cột mốc phát triển này không cố định. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có tốc độ phát triển khác nhau. Con có thể không đạt được tất cả những điều này vào năm 3 tuổi hoặc có thể phát triển nhanh hơn. Tuy vậy, nếu cha mẹ nhận thấy những bất thường trong quá trình phát triển của con, thấy con không có những tính cách, khả năng của trẻ 3 tuổi thông thường, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia giáo dục để tìm phương án khắc phục. 

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Bé 13 - 24 tháng
BÀI MỚI ĐĂNG