Bé Ở Lứa Tuổi Nhà Trẻ: Tất Cả Những Điều Mẹ Cần Biết

5/5 (100 đánh giá)

Giai đoạn bé ở lứa tuổi nhà trẻ (toddler - trẻ mới biết đi, 1-3 tuổi) có thể là một thử thách đối với cha mẹ, nhưng cũng là giai đoạn rất thú vị và bổ ích khi con tiếp tục phát triển về mặt cảm xúc, nhận thức và xã hội. Chúng tò mò và mong muốn khám phá, đôi khi có xu hướng vượt qua các ranh giới thử nghiệm.

Bé Ở Lứa Tuổi Nhà Trẻ: Tất Cả Những Điều Mẹ Cần Biết

Hầu hết các bậc cha mẹ và chuyên gia coi giai đoạn bé ở lứa tuổi nhà trẻ là khoảng từ một đến ba tuổi. Dưới đây là một số điều cha mẹ cần ghi nhớ để kích thích sự phát triển của bé trong giai đoạn này. 

Các cột mốc phát triển của bé ở lứa tuổi nhà trẻ

Là cha mẹ, điều quan trọng cần nhớ là trẻ em phát triển theo tốc độ của riêng chúng, không cần thiết phải theo quy ước của các độ tuổi và giai đoạn chính xác. Về vấn đề này, bác sĩ nhi khoa sẽ là một cố vấn tuyệt vời để cha mẹ hỏi những điều cụ thể về quá trình phát triển của con. 

Mặc dù có nhiều điều được coi là phát triển “bình thường” trong giai đoạn bé ở lứa tuổi nhà trẻ. Tuy nhiên, những kỹ năng vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và cảm xúc chung là những điều cha mẹ có thể thấy trẻ phát triển trong giai đoạn này.

Hiểu rõ những mốc phát triển có thể giúp cha mẹ dễ dàng hỗ trợ các kỹ năng mới của con, đồng thời kiểm soát những biến động vốn không thể tránh khỏi của sự phát triển đó. 

Trong hai năm này, dự kiến, con bạn sẽ đi từ vài bước sang chạy, nhảy và di chuyển với sự phối hợp nhiều hơn. Từ việc sử dụng một số ít từ để có một vốn từ vựng rộng và từ việc có thể tập trung trong ba phút hoặc ít hơn đến việc tăng khoảng thời gian chú ý, tất cả sẽ mở ra cánh cửa cho những dấu mốc mới của bé ở lứa tuổi nhà trẻ.

Các hoạt động của bé ở lứa tuổi nhà trẻ

Đối với bé ở lứa tuổi nhà trẻ, vui chơi là công việc. Hành động chơi đơn giản giúp bé ở lứa tuổi nhà trẻ phát triển thêm các kỹ năng vận động, học các khái niệm quan trọng như màu sắc và số, đồng thời rèn giũa các kỹ năng như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo, v.v.

Một đứa bé đang ở độ tuổi nhà trẻ thường rất “bận rộn” trong các hoạt động nên việc giữ sự hứng thú, tập trung vào một thứ có vẻ hơi khó khăn. Khi mức độ chú ý của trẻ tăng lên và hành vi của chúng trở nên dễ đoán và dễ quản lý hơn, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội để cho con thử các hoạt động mới.

Các hoạt động khác nhau, bao gồm cả cá nhân và tập thể, cũng là một cách thức tuyệt vời để giúp con bạn học các kỹ năng mới; từ đó thúc đẩy các kỹ năng vận động thô và tinh cũng như hỗ trợ phát triển nhận thức.

Bé ở lứa tuổi nhà trẻ thường rất tò mò, điều này làm cho giai đoạn này trở thành thời điểm hoàn hảo cho một số lớp phụ đạo, kỹ năng; từ bóng đá đến yoga, ngoại ngữ đến nghệ thuật, âm nhạc đến vận động. Cha mẹ có thể tìm hiểu và cho con tham gia những lớp học con thích. 

Nếu không có nhiều hoạt động tập thể để con tham gia, bạn có thể làm nhiều điều với con mình ở nhà và xung quanh khu phố của bạn. Điều quan trọng là phải kết hợp nhiều trò chơi cũng như tập thể dục trong 1 ngày. 

Theo Hiệp hội Thể thao và Thể dục Quốc gia, bé ở lứa tuổi nhà trẻ nên có ít nhất 30 phút hoạt động thể chất với những bài tập được thiết kế riêng. Với những trẻ tập bài tập tự do, cha mẹ nên duy trì cho bé từ 1h30 hoặc hơn dành cho việc hoạt động thể chất. 

Dinh dưỡng và những bữa ăn

Ở giai đoạn này, bé đã có thể ăn rất nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, mẹ nên bắt đầu tập trung vào việc cho con ăn một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Giai đoạn bé ở lứa tuổi nhà trẻ là thời điểm lý tưởng để cho trẻ làm quen với thức ăn mới, tạo thói quen lành mạnh và giúp trẻ học cách tự xúc ăn.

Đây cũng là giai đoạn trẻ kén ăn. Mặc dù, trên thực tế, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ tuyên bố rằng, khẩu phần ăn của bé ở lứa tuổi nhà trẻ phải bằng khoảng một phần tư khẩu phần của người lớn. Tuy vậy, điều quan trọng là đảm bảo con bạn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Đôi khi, con sẽ từ chối bữa tối, khi ấy cha mẹ không nên quá lo lắng. Có thể đó là dấu hiệu cho biết bé đã nạp đủ calo trong ngày rồi. 

Ngủ

Nhiều đứa trẻ ở giai đoạn này ngủ suốt đêm nhưng các vấn đề về giấc ngủ không phải là hiếm và một số trẻ vẫn bị thức giấc vào ban đêm. Thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng cáu kỉnh ở trẻ. Hãy nhớ rằng, những bé đang ở giai đoạn chập chững biết đi vẫn cần ngủ tới 15 giờ mỗi ngày. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ thói quen đi ngủ cho trẻ, bao gồm nhiều giấc ngủ ngắn và đi ngủ sớm.

Giai đoạn bé ở lứa tuổi nhà trẻ cũng thường có sự thay đổi thói quen từ ngủ trong nôi sang ngủ trên giường, mặc dù cha mẹ không nên quá áp lực phải thực hiện sự thay đổi này ở giai đoạn nhất định. Nếu con bạn vẫn cảm thấy thoải mái trong cũi, cũng không cần phải chuyển. Cứ tiếp tục cho bé ngủ ở nôi đến giai đoạn bé lớn hơn, muốn được ngủ trên giường. 

Rèn thói quen đi vệ sinh

Các gia đình đều cố gắng rèn cho con ngồi bô đi vệ sinh khi con đến lứa tuổi nhà trẻ. Khi bạn đã xác định rằng bé đã sẵn sàng bỏ tã, hãy đảm bảo rằng bạn đã trang bị đủ những dụng cụ phù hợp cho việc rèn thói quen đi vệ sinh của con. 

Tuy vậy, việc để trẻ tập ngồi bô quá sớm có thể phản tác dụng. Nhiều phương pháp tập ngồi bô hứa hẹn kết quả, nhưng những kỹ thuật này sẽ không có tác dụng gì nếu bé chưa sẵn sàng. Có những mốc phát triển cụ thể mà con bạn cần đạt được trước khi bắt đầu tập ngồi bô. Bạn cũng nên xem xét liệu bé có thực sự hứng thú với việc ngồi bô hay không.

Kỷ luật

Giai đoạn bé ở lứa tuổi nhà trẻ thực sự là thách thức cho giới hạn của cha mẹ. Rèn tính kỷ luật cho bé ở độ tuổi này có thể khiến cha mẹ rất mệt mỏi, khó chịu vì không phải lúc nào, con cũng có thể truyền đạt đầy đủ lý do tại sao chúng cư xử sai hoặc hoàn toàn hiểu được chúng đang làm gì sai. 

Đây là giai đoạn con vẫn đang học cách tương tác với những người khác nên chúng cần sự rèn giũa từ ba mẹ để có được những hành vi xã hội hợp lý. 

Hãy nhớ rằng bé ở lứa tuổi nhà trẻ có thể nổi cơn thịnh nộ hoặc hành vi sai trái do một số yếu tố, bao gồm kiệt sức, đói, bực bội, cáu gắt hoặc thay đổi thói quen. Cha mẹ cần lưu ý lý do trẻ hay nổi cơn “tam bành” chứ không chỉ tập trung vào việc kỷ luật con thật khắt khe. Cha mẹ hãy cố gắng lắng nghe và hiểu bé nhiều hơn!

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Bé 13 - 24 tháng
BÀI MỚI ĐĂNG