Kháng sinh là loại thuốc đang được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ hay gặp nhất khi dùng kháng sinh là tiêu chảy (chiếm 20% các trường hợp dùng kháng sinh trị bệnh). Sau đây là nguyên nhân và cách điều trị tình trạng trẻ đang uống kháng sinh bị đi ngoài.
Trung bình, cứ 5 trẻ sử dụng kháng sinh thì có 1 trẻ bị tiêu chảy (tỷ lệ 20%). Tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi và có thể xảy ra khi trẻ sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào. Tuy nhiên, với hầu hết trẻ em, tiêu chảy cho kháng sinh thường nhẹ và không gây di chứng nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời.
Về nguyên nhân trẻ đang uống kháng sinh bị đi ngoài, thông thường, trong đường ruột luôn tồn tại các chủng vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hệ vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ đảm bảo chức năng tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất, loại bỏ chất độc hại và kiềm chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Kháng sinh là chất có khả năng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn với liều cao và kéo dài, một số chủng vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt. Trong khi đó, các vi khuẩn có hại ít bị ảnh hưởng hơn vì nhiều chủng trong số chúng có khả năng kháng kháng sinh mạnh. Hệ quả là thế cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại bị phá vỡ. Vi khuẩn có hại phát triển nhanh trong đường tiêu hóa tiết ra các độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt các quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết trong lòng ruột và gây hội chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi ngưng dùng kháng sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng, gây ra các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng (viêm đại tràng giả mạc).
Có nhiều chủng vi khuẩn có thể gây hội chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh nhưng vi khuẩn kỵ khí clostridium difficile là thủ phạm chính gây ra hầu hết các trường hợp viêm đại tràng giả mạc nặng. Tình trạng này hay gặp ở bệnh nhân trong các khoa hồi sức tích cực - nơi có nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và lượng kháng sinh được sử dụng với liều cao trong thời gian dài.Các kháng sinh có thể gây tiêu chảy đơn thuần hoặc hội chứng viêm đại tràng giả mạc là: clindamycin, erythromycin, ampicillin, amoxicillin, penicillin, nhóm cephalosporin (cefuroxim, cefixim, cefpodoxime), nhóm quinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), và tetracycline (doxycycline, minocycline),... Người bệnh có thể bị tiêu chảy dù dùng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm.3. Biểu hiện ở trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh
Trong trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng bệnh thường tự khỏi trong vài ngày tới 2 tuần sau khi ngưng dùng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như: Rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa, trẻ bị mất nước kèm rối loạn điện giải, sụt cân nhanh và có thể bị suy dinh dưỡng. Một số trường hợp tiêu chảy nặng gây viêm loét, thủng ruột.
Ngoài ra, tiêu chảy kéo dài cũng có thể gây phình đại tràng nhiễm độc với biểu hiện đại tràng giãn to kèm theo viêm nhiễm, ứ đọng độc tố trong đại tràng, hấp thu qua thành ruột vào máu gây nhiễm độc toàn cơ thể, sốt, đau bụng, thủng vỡ đại tràng,...
Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy rất nặng, nhiều lần và liên tục, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu, sốt cao, mệt lả, không muốn uống nước, không uống nước được hoặc không bú được, có dấu hiệu mất nước như tiểu ít, mệt mỏi, khô miệng, mắt trũng sâu,... cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán tình trạng tiêu chảy của trẻ để có phương hướng điều trị thích hợp, hiệu quả. Nếu tiêu chảy trầm trọng, bác sĩ có thể đổi loại kháng sinh đang sử dụng và truyền nước cho trẻ khi cần thiết.
Để phòng tránh trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app