Ảnh hưởng của tăng huyết áp thai kỳ đối với mẹ và bé

4.6/5 (317 đánh giá)

Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng nội khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho người mẹ. Vậy tăng huyết áp thai kỳ là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp thai kỳ đối với mẹ và bé

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa -Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Định nghĩa tăng huyết áp trong thai kỳ dựa vào trị số huyết áp tại phòng khám (hoặc trong bệnh viện) [huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg] và phân loại thành mức độ nhẹ (140-159/90-109 mmHg) hoặc nặng (≥ 160/110mmHg) khác với phân độ theo hướng dẫn tăng huyết áp của ESC/ESH.

Các thể tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai

Có nhiều thể tăng huyết áp khác nhau ở phụ nữ có thai:

  • Tăng huyết áp thai kỳ:Xác định khi tăng huyết áp xảy ra ở thai kỳ nhưng không có dấu hiệu tiền sản giật khác. Tăng huyết áp có thể trở lại bình thường sau sinh 12 tuần hoặc trở thành tăng huyết áp mạn nếu huyết áp tiếp tục sau đó.
  • Tiền sản giật:Thường được chẩn đoán dựa vào protein niệu và HATT >140mmHg hoặc HATTr > 90mmHg xảy ra sau tuần thứ 20 ở thai phụ có huyết áp bình thường trước đó.Tiền sản giật xuất hiện thường xuyên hơn trong lần mang thai đầu tiên, đa thai, thai trứng, hội chứng kháng phospholipid hoặc tăng huyết áp mạn tính, bệnh thận hoặc đái tháo đường. Tiền sản giật thường liên quan với chậm phát triển thai do suy nhau và là nguyên nhân thường gặp của sinh non. Vì tiểu đạm có thể là biểu hiện muộn nên bác sĩ cần nghi ngờ tiền sản giật khi tăng huyết áp mới mắc đi kèm với đau đầu, rối loạn thị giác, đau bụng hoặc bất thường xét nghiệm đặc biệt là tiểu cầu thấp và/hoặc bất thường chức năng gan.
  • Tăng huyết áp mạn tính:Là huyết áp >140/90 mmHg trước tuần thai thứ 20 hoặc chỉ sau tuần thai thứ 20 nhưng kéo dài đến 6 tuần sau sinh.
  • Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính:Khả năng này xảy ra cao khi phụ nữ bị tăng huyết áp có thêm protein niệu lần đầu hoặc phụ nữ vốn đã bị tăng huyết áp và protein niệu, nay lại tăng đột ngột huyết áp hoặc protein niệu, giảm tiểu cầu hoặc tăng men gan.

Tăng huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?

Đối với mẹ: Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến các tai biến cho sản phụ như nhau bong non, tai biến mạch máu não, suy tạng.

Với thai nhi: Nếu cơ thể mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, tình trạng máu nuôi kém, thai nhi có thể bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Nguy hiểm nhất là tình trạng sinh non, chết lưu hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ vì các bệnh lý huyết áp của thai kỳ đa số đều giảm rõ rệt sau khi thai được sinh ra. Tăng huyết áp khi mang thai cũng lấy ngưỡng là 140/90mmHg (ngưỡng cần điều trị).

Phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ

Để phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ, bên cạnh việc khám thai đều đặn theo lịch, đo huyết áp thường xuyên, thai phụ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp:

  • Hạn chế sử dụng nhiều muối trong chế biến thức ăn.
  • Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
  • Tăng lượng protein nạp vào, giảm những thực phẩm chiên, xào, đồ ăn vặt.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Tránh uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích như caffeine.
  • Có thể sử dụng thêm thuốc bổ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tăng huyết áp thai kỳ là bệnh lý nội khoa thường gặp nhất trong thời kỳ thai sản. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con.

Nguồn: vinmec.com 

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG