Tính khí nóng nảy khi mang thai có nguồn gốc từ sự thay đổi hormone trong cơ thể. Yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý chính là hormone.
1. Sự thay đổi hormone trong cơ thể: Sự sinh sản hormone sau khi mang thai có những thay đổi đáng kể, làm thay đổi hoạt động thần kinh, ảnh hưởng đến tâm lí của bạn, khiến bạn tư duy chậm hơn, cơ thể mệt mỏi, tư tưởng không thoải mái, sinh ra chúng ức chế tâm lý.
2. Sự thay đổi với vai trò mới: Bạn cảm thấy vừa lạ lẫm, vừa sợ sệt với vai trò "làm mẹ", lo lắng mình không gánh vác được trách nhiệm này, bạn cảm thấy thiếu cảm giác an toàn. Thái độ đối xử của bạn bè, người thân xung quanh đối với bạn cũng có chút thay đổi, nếu bạn không nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới, những rắc rối về tâm lý sẽ theo đó mà xuất hiện.
3. Lo lắng về thai nhi: Bạn lo lắng quá mức đến sức khỏe của thai nhi, như: con có phát triển bình thường không, có đầy đủ các bộ phận không, có mắc bệnh gì nghiêm trọng không, những sinh hoạt thường ngày có ảnh hưởng gì đến con không...
1. Làm mẹ khi còn quá trẻ: Tuổi càng trẻ, tỉ lệ mắc chứng ức chế khi mang thai càng cao. Đó là do tâm lý của bà mẹ trẻ vẫn chưa chín chắn, không có sức chịu đựng về tâm lí trước những thay đổi quá lớn trong cuộc sống.
2. Cuộc sống có thay đổi đột ngột hoặc có biến đổi quan trọng: Phụ nữ đang mang thai gặp phải những thay đổi đột ngột như: người thân qua đời, hôn nhân trục trặc, sẽ dễ bị tổn thương tâm lí nặng né, dẫn đến chứng ức chế khi mang thai.
3. Người luôn đòi hỏi sự hoàn hảo: Một số người luôn muốn việc gì cũng đạt đến mức hoàn hảo, khi kết quả không được như mong đợi thì không thoải mái, buồn bực, lâu dài dễ dẫn đến chứng ức chế khi mang thai.
4. Tính cách hướng nội: Những người không thích tiếp xúc với nhiều người, không thích nói chuyện, tình cảm không bộc lộ ra ngoài mà luôn giữ ở trong lòng, không giải phóng được phiền muộn, cũng là đối tượng tấn công của chứng ức chế khi mang thai.
5. Người đã từng bị sảy thai: Nếu bạn từng bị sảy thai, trong lần mang thai tiếp theo không tránh khỏi tâm lí lo lắng cho sự an toàn của thai nhi, sợ bị sảy thai lần nữa. Những lo lắng này cũng dẫn đến chứng ức chế tâm lí.
6. Gia đình có tiền sử mắc chứng ức chế tâm lí: Nếu mẹ của bạn khi mang thai từng mắc chứng này, rất có khả năng bạn sẽ bị di truyền. Thai phụ bị ức chế tâm lí trong đầu thai kì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ quan ở thai nhi. Vì vậy, để thai nhi phát triển tốt hơn, bạn hay điều chỉnh tâm lí của mình.
1. Phương pháp “tự nhắc nhở": Hãy tưởng tượng em bé đang quan sát bạn, thường xuyên tự nhắc nhờ bản thân không được nóng nảy, vội vàng, tạm thời quên ý nghĩ cho rằng mọi thứ phải hoàn hảo trước khi em bé ra đời.
2. Phương pháp “chuyển hướng": Tránh những hoàn cảnh khiến bạn cảm thấy không thoải mái để giảm bớt phiền muộn.
3. Phương pháp “điều hòa”: Mỗi ngày dành ra 30 phút đi dạo, tập thể dục ở nơi không khí trong lành, yên tĩnh, bạn sẽ thấy rất dễ chịu.
4. Phương pháp “hít thở”: Khi hồi hộp, bất an, hãy thử hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, nhắm mắt rồi từ từ hít vào bằng mũi trong 5 giây; sau đó, từ từ thở ra bằng mũi hoặc bằng miệng trong 10 giây. Làm động tác này trong 3 phút.
5. Phương pháp "làm đẹp": Thay đổi một chút về diện mạo như kiểu tóc quần áo mới. Phương pháp này có thể mang lại tâm trạng phấn khởi.
6. Phương pháp "làm việc vặt": Bạn có thể học cắm hoa, cắt giấy, thêu tranh chữ thập... Khi tập trung làm những việc này, bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng, thay vào đó là cảm giác thỏa mãn khi hoàn thành một tác phẩm, đồng thời còn có thể dạy thai nhi về thẩm mỹ (thai giáo mỹ thuật).
1. Hàng ngày nên dành thời gian ở bên cạnh chồng, duy trì mối quan hệ vợ chồng gần gũi, bạn sẽ không cảm thấy cô đơn, trống trải.
2. Tham gia những buổi gặp mặt bạn bè, không khí tích cực ở đó sẽ giúp bạn đối phó với chứng ức chế tâm lí.
3. Chọn thời điểm thích hợp để bày tỏ ý kiến hay tình cảm với bạn bè hoặc người thân, giải phóng những ức chế trong lòng.
4. Lên mạng xem các trang thông tin về thai sản, tham gia các diễn dàn dành cho các bà mẹ để trao đổi kinh nghiệm mang thai.
5. Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp, bạn bè, họ sẽ rất vui lòng chia sẻ với bạn, giúp bạn dẹp tan những lo lắng.
1. Nghe nhạc: Buổi sáng thức giấc, bạn hãy nghe một chút âm nhạc vui nhộn để tạo hứng khởi cho một ngày mới; buổi chiều, những giai điệu vui tươi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần; những giai điệu du dương vào buổi tối sẽ đưa bạn vào giấc ngủ êm ái.
2. Đọc sách: Khi tập trung vào những trang sách, chúng sẽ đưa bạn vào thế giới của tưởng tượng, cơ thể mệt mỏi và tinh thần căng thẳng sẽ được thư giãn. Tránh đọc những loại sách có nội dung đau buồn, tình tiết căng thẳng.
Khi mang thai, mẹ đã rất vất và, nhưng bố cũng vất và không kém. Vì vậy, đừng biến bố thành nơi trút giận khiến quan hệ vợ chồng thêm căng thẳng, nếu để điều này xảy ra thì tình trạng ức chế tâm lí của bạn sẽ càng nghiêm trọng hơn.
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app