Bà bầu cần lưu ý gì khi tắm và ngâm chân?

5/5 (420 đánh giá)

Khi mang thai, chân bạn thường bị xuống máu, tê mỏi và nhiều người hay ngâm chân cho dễ chịu, đôi khi còn cho một chút thuốc bắc vào nước ngâm chân hay ngâm trong bồn sục massage. Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu rõ tác dụng của các loại thuốc thì điều này đôi khi lại trở nên nguy hiểm.

Bà bầu cần lưu ý gì khi tắm và ngâm chân?

Nước tắm, nước ngâm chân không quá 38 độ C

Nhiệt độ nước ngâm chân không nên cao quá, thời gian ngâm cũng không nên lâu quá.

Nhiệt độ nước tắm quá cao sẽ khiến nhiệt độ cơ thể thai phụ tạm thời tăng lên. Theo nghiên cứu, nếu tắm quá lâu trong nước quá nóng thì thân nhiệt thai phụ có thể lên tới 38,9°C. Như vậy, rất dễ dẫn đến khiếm khuyết tủy sống ở thai nhi trong ba tháng đầu, vì vậy nhiệt độ nước tắm cho thai phụ phải dưới 38°C.

Thực tế, nhiệt độ mà cơ thể có thể chịu được là dưới 39°C, nếu bạn ngâm không quá 15 phút trong nước 39°C, thì nhiệt độ cơ thể cũng không tăng đến mức có hại cho sức khỏe. Vì vậy, bà bầu lỡ tắm nước quá nóng thì cũng đừng lo lắng quá.

Nên cẩn thận khi tắm

  • Thời gian: Không nên tắm ngay trước khi ăn cơm và sau khi ăn cơm. Tắm khi bụng đói làm hạ đường huyết gây ra chóng mặt; tắm khi bụng no khiến mạch máu dưới da giãn ra, ảnh hưởng đến tiêu hóa, thậm chí còn gây ra bất tỉnh.
  • Thời lượng: Không nên tắm quá 15 phút, vì trong phòng tắm không thông thoáng, độ ẩm không khí cao, bạn sẽ bị thiếu dưỡng khí, gây ra chóng mặt, tức ngực.
  • Phương pháp: Tắm đứng phù hợp với bạn hơn tắm bốn, ngồi trong bốn tắm khiến âm đạo và tử cung dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Bạn có thể ngồi lên ghế hoặc đặt đệm chống trơn trong phòng tắm để không bị trượt ngã.

Bà bầu cần lưu ý gì khi tắm và ngâm chân?

Ngâm chân cũng cần chú ý

  • Thời gian: Ngâm chân trong khoảng 20 phút là đủ, nếu không sẽ khiến máu tuần hoàn quá nhanh, dẫn đến chóng mặt, tim đập nhanh, tức ngực.
  • Phương pháp: Lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo, một số huyệt có thể gây phản ứng co thắt tử cung; vì vậy, nếu không nắm rõ thì bạn không nên tùy tiện massage bàn chân. Ngâm chân xong dùng khăn bông thấm khô nước, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng.
  • Đặc biệt chú ý: Nếu bạn bị nấm chân, bình thường vẫn có thể ngâm chân bằng nước ấm, nhưng nếu bị nặng (mọc mụn nước) thì không nên ngâm chân quá thường xuyên, nếu không, chỗ tổn thương để bị nhiễm trùng. Ngoài ra, phải có chậu riêng để ngâm chân, không dùng chung với châu giặt quần áo.

Bạn cần chú ý rằng, ngoài nhiệt độ nước, vận động mạnh cũng khiến thân nhiệt tăng; do đó chỉ nên vận động không quá 30 phút, nhất là khi thời tiết oi nóng, ẩm thấp.

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Cuộc sống
BÀI MỚI ĐĂNG