Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi ở mẹ bầu: làm sao mới an toàn?

4.7/5 (455 đánh giá)
[Hỏi đáp] Các mom ơi: em 25w cúm sổ mũi đau đầu có dùng đc loại thảo dược j ko ạ :( em mệt quá. Bầu mà bị sổ mũi ,ngạt mũi phải làm sao hả các mom, mom nào biết chỉ e với ạ Các mum ơi, cho em hỏi vơiiiii Em bình thường đã viêm mũi dị ứng rồi nhưng giờ bầu bí mức độ nó nặng hơn, ngày nào em cũng hát hơi, sổ mũi. Hát hơi muốn văng con ra luôn ý Huhu Dùng loại nhỏ mũi, thuốc nào cho bà bầu bây giờ ạ?
Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi ở mẹ bầu: làm sao mới an toàn?

Bởi sức đề kháng yếu, mẹ bầu có thể dễ dàng bị hắt hơi sổ mũi. Nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng những cách trị sổ mũi cho bà bầu.

Khi bạn mang thai, hệ miễn dịch sẽ không hoạt động tốt như lúc trước. Điều này đồng nghĩa với việc bạn “nhạy cảm” với các bệnh lý hơn. Trong đó, chứng hắt hơi sổ mũi có thể được xem là vấn đề phổ biến ở mẹ bầu.

Vậy tình trạng này ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Đâu là cách trị sổ mũi cho bà bầu tốt nhất? 

Mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi biểu hiện ra sao?

Viêm mũi hay sổ mũi khi mang thai là tình trạng nghẹt mũi kéo dài từ sáu tuần trở lên trong thai kỳ. Theo thống kê từ các bác sĩ phụ sản, khoảng 18 – 42% phụ nữ mang thai có khả năng bị sổ mũi. Tình trạng này có thể phát sinh vào bất cứ lúc nào, nhưng thường chủ yếu là 3 tháng đầu hoặc giai đoạn cuối thai kỳ. Sau khi bạn sinh, sổ mũi cũng mau chóng biến mất trong vòng hai tuần.

Các triệu chứng sổ mũi ở mẹ bầu thường bao gồm:

  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi

Bởi vì bất kỳ vấn đề khác thường nào phát sinh ở phụ nữ mang thai cũng đều ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, nên bạn đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu nhận thấy sức khỏe của mình có nguy cơ không ổn với các dấu hiệu như hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi, sốt…

Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng hắt hơi sổ mũi có khả năng tác động tiêu cực đến cả mẹ bầu và thai nhi. Những vấn đề rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai có thể phát sinh do hắt hơi sổ mũi, từ đó cản trở khả năng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Nếu bạn thường ngáy khi ngủ hoặc tỉnh giấc vào nửa đêm, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để giải quyết tình trạng này.

Vì sao mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi?

Trong một số trường hợp, nguyên nhân hắt hơi sổ mũi của bạn có thể bắt nguồn từ việc mang thai. Quá trình này gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể. Một vài trong số đó có khả năng dẫn đến tình trạng sổ mũi.

Chẳng hạn như, khi mang thai, lưu lượng máu ở niêm mạc sẽ tăng lên đáng kể, khiến chúng sưng phù. Lớp niêm mạc ở mũi cũng không ngoại lệ. Tình trạng này có nguy cơ khiến bạn hắt hơi sổ mũi.

Ngược lại, một số trường hợp sổ mũi ở phụ nữ mang thai khác xuất phát từ vấn đề dị ứng. Khoảng 1/3 mẹ bầu có nguy cơ rơi vào trường hợp này. So với trường hợp sổ mũi do mang thai, viêm mũi do dị ứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Ngứa mũi
  • Nghẹt mũi nặng
  • Hắt hơi

Cách trị sổ mũi cho bà bầu

Vì sự an toàn của cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra cách trị sổ mũi cho bà bầu tốt nhất. Những lựa chọn thường là:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)

Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) có thể giúp bạn “dọn dẹp” những yếu tố gây tắc nghẽn trong mũi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng xác nhận loại dung dịch này không đem lại bất kỳ tác dụng phụ gây hại nào.

Để thực hiện cách trị sổ mũi này, bạn nên nghiêng đầu, bơm nước muối sinh lý vào một bên mũi và để dung dịch chảy ra ở bên còn lại. Dung dịch sát trùng này sẽ thay bạn vệ sinh khu vực bên trong mũi.

Bạn có thể tự điều chế nước muối sinh lý ở nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo dung dịch, bạn sử dụng vô trùng, các chuyên gia vẫn khuyến khích mọi người nên ra nhà thuốc tây để mua dung dịch nước muối sinh lý.

Sử dụng miếng dán thông mũi

Tương tự nước muối sinh lý, miếng dán thông mũi cũng là sản phẩm luôn có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Công dụng của miếng dán này là nhẹ nhàng “mở” đường thở, giúp cơ thể dễ lấy oxy hơn. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của biện pháp này, đặc biệt nó sẽ hoạt động tốt nhất vào ban đêm.

Ngoài ra, miếng dán thông mũi không đem đến bất kỳ tác dụng phụ gây hại nào cho mẹ bầu.

Không dùng thuốc thông mũi

Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc thông mũi trong trường hợp này không phải là cách trị sổ mũi cho bà bầu an toàn. Một số thành phần của sản phẩm này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé.

Do đó, khi bạn bị sổ mũi do dị ứng, bác sĩ sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đề nghị phương pháp điều trị an toàn. 

Cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản mà an toàn

Nghẹt mũi khiến bạn vô cùng khó chịu và bực bội khi mang thai. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu một số cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản để mẹ khỏe và thoải mái hơn trong thai kỳ.

Nghẹt mũi là mội triệu chứng bình thường nhưng nó thường đem đến cho bạn sự khó chịu. Đừng quá lo lắng, hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số thông tin về tình trạng này và cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu hiệu quả nhất nhé!

Viêm mũi thai kỳ gây nghẹt mũi

Viêm mũi thai kỳ là tình trạng nghẹt mũi kéo dài từ 6 tuần trở lên trong thai kỳ. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy tương tự như nghẹt mũi do cảm lạnh, nhưng thực tế viêm mũi thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai.

Mức estrogen tăng cao trong thai kỳ có thể khiến niêm mạc mũi bị sưng lên, tạo ra nhiều chất nhầy hơn. Ngoài ra, lưu lượng máu cũng sẽ tăng khi mang thai, khiến cho các mạch máu nhỏ bên trong mũi của bạn sưng lên và dẫn đến nghẹt mũi.

Nghiên cứu cho thấy, viêm mũi thai kỳ khá phổ biến và có thể gặp phải ở 30% phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cũng cho rằng, bạn dễ mắc phải viêm mũi thai kỳ vào khoảng tuần thai thứ 13 đến 21, hoặc những tuần cuối thai kỳ.

Tình trạng này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con, thường trong vòng 2 tuần sau khi sinh.

Các nguyên nhân khác gây nghẹt mũi

Nếu bạn chỉ bị nghẹt mũi và không có các triệu chứng khác thì có khả năng bạn chỉ bị viêm mũi thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác thì bạn có nguy cơ gặp phải các vấn đề khác như:

  • Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh: Nếu nghẹt mũi đi kèm với ho, hắt hơi, đau họng hoặc sốt thì nhiều khả năng bạn đã bị cảm rồi đấy.
  • Viêm xoang: Nghẹt mũi đi kèm với nhức đầu, sốt, chất nhầy màu vàng hoặc xanh, khứu giác giảm, hàm đau… có thể là triệu chứng cho thấy bạn đã mắc viêm xoang.
  • Dị ứng khi mang thai: Các triệu chứng thường gặp của dị ứng là nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mũi hoặc tai… Dị ứng thường không thể phòng ngừa được khi mang thai vì những phụ nữ mang có thể trở nên nhạy cảm với các chất kích thích mà trước này chưa từng bị.
  • Đôi khi nghẹt mũi có thể là do nhiều yếu tố hợp lại tạo nên tình trạng này.

15 cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu

Uống thuốc là biện pháp mà nhiều người nghĩ đến, nhưng trong thời gian này thuốc không còn an toàn với bạn và bé. Do đó, hãy sử dụng một số cách chữa nghẹt mũi cho bà bầu sau để đánh bay nghẹt mũi:

1. Xông hơi

Bạn cho nước vào nồi lớn và đun sôi thật nóng. Sau đó lấy khăn lớn trùm đầu và đặt chậu nước xông hơi bên dưới mặt để hơi bốc lên. Hít lấy hơi nước bốc hơi trong vài phút để giảm nghẹt mũi.

2. Máy phun sương tạo độ ẩm

Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp làm dịu tình trạng ngứa rát mũi. Do đó, bạn có thể đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng khi bạn ngủ để nhanh chóng cải thiện cơn nghẹt mũi.

Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên làm sạch bộ phận làm ẩm và thay nước để vi khuẩn không phát triển. Bạn cũng có thể hít thở sâu để tận hưởng sự ấm áp và thư giãn.

3. Nhỏ nước muối

Bạn hãy nhỏ vài giọt nước muối vào mỗi bên mũi. Sau 5–10 phút, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.

4. Rửa mũi

Cho một muỗng cà phê muối và baking soda vào nước. Trộn đều và đổ một ít vào lòng bàn tay. Bây giờ hãy hít mạnh vào mỗi lỗ mũi và lặp lại vài lần cho đến khi bớt nghẹt mũi. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch.

5. Hỉ mũi

Đè một lỗ mũi bằng ngón tay cái và xì mũi nhẹ nhàng lỗ còn lại. Điều này sẽ khiến các chất nhầy bị loại bỏ hết, giảm nghẹt mũi. Lặp lại động tác này vài lần cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

6. Kê gối cao

Khi ngủ, bạn hãy giữ mũi trên cao hơn tim mình vì trọng lực sẽ giúp mũi bạn rút hết nước nhầy, giúp giảm nghẹt mũi và cả tình trạng ợ nóng. Ngoài ra, chồng gối xung quanh cổ sẽ giúp cổ và cột sống của bạn được cân bằng tốt hơn.

7. Tập thể dục

Tập luyện khi mang thai với các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ cũng là một cách tốt để chữa nghẹt mũi cho bà bầu. Thế nhưng, bạn không nên tập thể dục ngoài trời vì các tác nhân gây ô nhiễm như khói bụi, mùi xăng xe… sẽ dễ làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tập một vài bài tập tim mạch thường xuyên để hỗ trợ quá trình lưu thông máu và ngủ ngon hơn trong thai kỳ.

8. Tránh các chất kích thích

Khói thuốc lá, sơn, rượu và những thứ có mùi quá nồng sẽ dễ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt hơn. Do đó, bạn nên cố gắng tránh xa những thứ này khi mang thai.

9. Uống nhiều nước

Uống đủ nước khi mang thai không chỉ giúp chữa nghẹt mũi cho bà bầu mà còn giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn không nên dùng những thức uống có chứa caffeine như trà hay cà phê trong thai kỳ.

10. Thoa thuốc mỡ

Viêm mũi sẽ khiến lỗ mũi bị khô và rát. Để duy trì độ ẩm cho vùng da này, hãy thoa một ít thuốc mỡ nhé.

11. Bổ sung vitamin C

Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamic C để phòng ngừa chảy máu mũi. Những thực phẩm chứa giàu vitamin C có thể kể đến như kiwi, cà chua, cam, ớt chuông… Để an tâm hơn, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.

12. Bấm huyệt

Bấm huyệt để trị nghẹt mũi không còn là một phương pháp quá mới. Dùng ngón tay cái ấn vào khu vực ở hai bên mũi khoảng năm phút. Bạn có thể ấn lần lượt từng bên hoặc ấn cùng một lúc. Với phương pháp này, chất nhầy ở mũi sẽ bị loại bỏ và không còn nghẹt mũi.

13. Giữ ấm chân

Bạn có thể thử mang vớ khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa dầu gió vào chân trước khi mang vớ. Điều này sẽ giúp chân và cơ thể ấm áp hơn và giảm sưng mũi hiệu quả.

14. Dùng cây cải ngựa (Horseradish)

Cho một ít gia vị củ cải ngựa, giấm táo và một ít đường vào nước, khuấy đều. Uống hai muỗng canh hỗn hợp này mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng, từ đó ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi hiệu quả hơn.

15. Uống trà gừng

Gừng có tính chống viêm tự nhiên hiệu quả nên bạn có thể dùng một tách trà gừng thơm cay để chữa nghẹt mũi cho bà bầu. Bạn chỉ cần dùng gừng tươi xắt lát mỏng và thêm vào một chút mật ong để có được loại thức uống giảm nghẹt mũi hữu hiệu. Ly trà gừng mật ong có khả năng làm nóng các cơ quan đường hô hấp nên lập tức sẽ làm giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.

16. Tránh các chất gây dị ứng

Khói, phấn, bụi, khói và những dung dịch tẩy rửa có thể khiến các màng nhầy và các triệu chứng thêm nghiêm trọng. Vì vậy, bạn hãy tránh xa chúng nhé!

Nguồn: Hapacol, Hello Bác sĩ

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG