Trong thời gian mang bầu, tăng bao nhiêu cân là hợp lí?

4.8/5 (307 đánh giá)

[Hỏi đáp] Cho em hỏi Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân trong suốt thời gian mang thai thì hợp lí? Em không tăng nhiều nhưng thấy nhiều mẹ tăng rất nhiều cân. Không biết việc tăng cân ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Trong thời gian mang bầu, tăng bao nhiêu cân là hợp lí?

Nhiều người cho rằng khi mang thai mẹ tăng cân càng nhiều thì con càng phát triển khỏe mạnh. Thực tế bà bầu tăng cân quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Phụ nữ không tăng đủ cân trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân, dưới 2,5 kg. Những trẻ này thường phát triển kém hơn, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp kèm theo tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin A và D.

Thai phụ tăng cân quá mức sẽ đối mặt với việc sinh nở khó, thường mất sức nhiều hơn, mất nhiều máu do em bé quá nặng cân và dễ dẫn đến các nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

Theo các chuyên gia ở phụ nữ mang thai, sự tăng cân của các bộ phận trong cơ thể có thể ước tính gồm trẻ 3,3 kg, bánh nhau 700 g, nước ối 900 g, tuyến vú 500 g, tử cung 900 g, thể tích máu 1,3 kg, mỡ cơ thể 2,3 kg, mô và dịch cơ thể 1,8 – 3,2 kg.

Trong quá trình mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ nên tăng từ 11-12 kg là hợp lý.

Trong 11 tuần đầu tiên, tức 3 tháng đầu, cân nặng của mẹ không ổn định, có thể tăng nhưng không nhiều do tác động của ốm nghén kéo dài. Từ tuần thứ 12 của thai kỳ, cân nặng sẽ lên đều.

Tháng thứ 3: Cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 1,2kg, chiếm khoảng 10% tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai. Tổng cân nặng cần tăng của bà bầu chuẩn bị vào tuần lễ thứ 12 là khoảng 2kg.

Tháng thứ 4: Thời điểm này, mẹ có thể tăng khoảng 5-7kg, tức là 50-60% tổng số cân tăng trong thời gian mang thai. Số cân tăng trung bình ở tuần 16 cần tăng là 2,5kg.

Tháng thứ 5: Trong tháng, mẹ tăng cân theo từng tuần, mỗi tuần khoảng 0,5kg. Chế độ dinh dưỡng thời điểm này là quan trọng. Thai nhi ngày một lớn hơn và phát triển tối đa về thể chất cũng như trí não. Cân nặng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 3kg.

Tháng thứ 6: Mẹ có thể sẽ tiếp tục lên cân, khoảng 0,5kg/tuần hoặc nhiều hơn thế. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 4,5kg.

Tháng thứ 7: Thời điểm đầu trong tam cá nguyệt thứ 3 này mẹ có thể lên đến 4kg, chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg.

Tháng thứ 8: Vào cuối tháng này, mẹ không tăng cân nhiều dù thai nhi ngày càng lớn hơn. Nếu mẹ đã tăng đủ cân trong mức giới hạn thì nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa Tổng trọng lượng thời điểm này của bụng bầu lý tưởng nhất là lên 11kg.

Tháng thứ 9: Tốc độ lên cân giảm xuống và sẽ ngừng vào tuần lễ thứ 38. Nếu bạn lên cân dưới 13kg, bạn sẽ dễ trở về trọng lượng ban đầu của mình trước lúc mang thai. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến thời gian này là 12kg.

Đó là mức áp dụng với phụ nữ có thể trạng bình thường

Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

Ví dụ: Phụ nữ nặng 40,5kg – cao 1,5m à BMI = 18 (tình trạng dinh dưỡng gầy), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#25%)

Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.

Ví dụ: Phụ nữ nặng 70kg – cao 1,5m à BMI # 31 (tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#15%)

( Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m))

Lưu ý:

– Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo)

– Thời gian mang thai KHÔNG phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng.

– Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ.

– Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.


Nguồn: Dược sĩ Thiệu Hằng - Trung Tâm Điều Dưỡng Ngành Than_VVMI

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG