Trò chơi cho bé 1 tháng tuổi phát triển thông minh sớm và vận động sớm

4.7/5 (138 đánh giá)

Top những trò chơi cho bé 1 tháng tuổi giúp tăng cường thể chất, phát triển trí tuệ và khả năng vận động.

Trò chơi cho bé 1 tháng tuổi phát triển thông minh sớm và vận động sớm

Bé 1 tháng tuổi phát triển như thế nào?

  • Thể trọng: Tăng trưởng trọng lượng trung bình là 800–1000 gam
  • Chiều cao: Tăng trưởng bình quân: 2,5cm
  • Các động tác lớn: Hai tay của bé đan chéo trước ngực, đầu ngẩng và chuyển động sang trái và phải. Hai tay đỡ lấy vai của bé và ngồi vững, phần đầu có thể thẳng được 2 giây trở lên.
  • Các động tác chi tiết: Đưa cho bé các vật như cây bút thì bé có thể nắm chắc được 10 giây trở lên.
  • Ngôn ngữ: Khi mẹ nhìn đối diện với bé, và trò chuyện với bé, khi bé vui bé sẽ phát ra các âm thanh rất nhỏ.
  • Sự nhận biết: Khi đưa khuôn mặt của mình gần bé khoảng 20cm thì bé có thể chăm chú ngắm nhìn 7 giây trở lên, dùng chiếc que đã cài chiếc chuông lắc lư trên đầu của bé, bé sẽ chuyển động đầu để đi tìm âm thanh đó.
  • Hành vi: Các bà mẹ dùng tay xoa đầu cho bé để thu hút bé, các bé có thể phát ra tiếng cười trước khi đầy tháng.
  • Tự lo liệu: Khi các bà mẹ phát ra các âm thanh, thiết lập nên phản ứng có điều kiện, bé sẽ có các phản ứng với loại âm.

Bé 1 tháng tuổi nên được chơi những trò chơi gì?

  • Tiếp xúc, ôm ấp, vuốt ve nhiều với bé.
  • Dạy bé cười, luyện cho bé cách ngẩng đầu và
  • Dạy nhạc cho bé.
  • Chuyện trò với bé, hiểu được tiếng khóc của bé.

Tổng hợp các trò chơi cho bé 1 tháng tuổi

Tummy Time (Tập Nằm Sấp)

Mục Tiêu Bài Học

  • Sẵn sàng cho các mốc phát triển quan trọng tiếp theo, chẳng hạn như lăn qua, trườn, bò, ngồi
  • Tăng cường kỹ năng vận động
  • Tạo cơ hội để các nhóm cơ ít vận động tham gia hoạt động
  • Hạn chế hội chứng đầu phẳng (bẹp đầu) bằng cách giảm áp lực lên đầu
  • Tăng cường cơ cổ, giúp bé kiểm soát đầu tốt hơn
  • Giúp dạ dày của bé hoạt động hiệu quả hơn

Độ Tuổi Thích Hợp

Trẻ mới sinh

Dụng Cụ / Chuẩn Bị

  • Gối hoặc khăn tắm
  • Đồ chơi nhỏ

Phương Pháp / Các Bước Thực Hiện

1. Đặt bé nằm sấp trên thảm, giường hoặc trên đùi mẹ

2. Có thể đặt một chiếc gối để bé tựa đầu và tay, sẽ giúp bé đỡ mỏi và nằm được lâu hơn

3. Trong lúc bé nằm sấp, mẹ liên tục động viên, nói chuyện với bé, có thể lấy đồ chơi nhỏ để thu hút sự chú ý của bé

4. Có thể chơi từ 30 - 60 phút/ngày, chia nhỏ thành nhiều lần chơi, mỗi lần chơi từ 5 - 10 phút

Lưu Ý / Ghi Chú

  • Không nên chơi khi bé ăn no
  • Luôn luôn giám sát khi bé nằm sấp
  • Không đặt bé nằm sấp khi bé ngủ, kể cả khi ngủ ngắn (dễ gây ngạt khiến tăng khả năng đột tử ở trẻ)

Nói Chuyện Với Bố Mẹ

Mục Tiêu Bài Học

Dạy bé phát âm, đẩy mạnh giao lưu tình cảm

Độ Tuổi Thích Hợp

Trẻ mới sinh

Dụng Cụ / Chuẩn Bị

Không yêu cầu

Phương Pháp / Các Bước Thực Hiện

1. Bé từ khi sinh ra cho đến tháng thứ ba chủ yếu là ngủ. Mắt bé có thể dõi theo sự chuyển động của vật thể trước mắt, có thể chú ý nụ cười trên khuôn mặt người, có thể quay đầu bắt kịp âm thanh, có thể cầm nắm tiếp xúc với đồ vật. Lúc này, nếu bạn sắp xếp đồ vật xung quanh phong phú, bé thường xuyên tiếp nhận mọi loại kích thích về thị giác và thính giác. Đồng thời, bé tiếp nhận được sự âu yếm và chăm sóc của mẹ, điều này sẽ thúc đẩy hệ thống thần kinh, tâm lý của bé phát triển.

2. Bạn nên ở bên cạnh bé khi bé chuẩn bị thức giấc. Khi chăm sóc bé, bố mẹ cần thường xuyên cùng nhau nói chuyện. Khẩu hình lúc nói chuyện nên thay đổi: có lúc nói chuyện thì thẩm, có lúc phát ra âm thanh dài hoặc huýt sáo.

3. Khi bé khóc to, bố mẹ có thể bắt chước tiếng khóc của bé. Bé sẽ dừng khóc tạm thời, yên lặng nghe tiếng khóc phát ra từ bố mẹ. Nếu bố mẹ chú ý và kiên trì, trước khi đầy tháng, bé có thể học cách mô phỏng âm thanh. Mấu chốt ở chỗ khi mẹ và bé đối đáp, sẽ kích thích bé, khiến bé nảy sinh xúc cảm vui vẻ, làm cho bé tự phát ra âm thanh.

Chơi Trò Ú Òa

Mục Tiêu Bài Học

  • Rèn luyện trí nhớ và nâng cao khả năng chú ý ở trẻ
  • Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy, giúp trẻ trải nghiệm được sự tồn tại lâu bền và thường trực của sự vật

Độ Tuổi Thích Hợp

Trẻ mới sinh

Dụng Cụ / Chuẩn Bị

Khăn tắm hoặc mảnh vải

Phương Pháp / Các Bước Thực Hiện

1. Đặt trẻ nằm ngửa, gây sự chú ý cho trẻ

2. Đến khi trẻ chú ý, dùng khăn che mặt trẻ. Đồng thời nói: Ú, mẹ đâu rồi nhỉ?

3. Khi trẻ suy nghĩ, mẹ lật khăn ra và nói: Òa, mẹ đây rồi...

4. Lặp lại nhiều lần để trẻ quen với hình ảnh khuôn mặt của mẹ

Lưu Ý / Ghi Chú

  • Không nên che mặt trẻ quá lâu
  • Nếu trẻ khóc vì khuôn mặt mẹ biến mất quá lâu hoặc bị giật mình, mẹ hãy điều chỉnh lại tốc độ ú òa và nói nhỏ hơn một chút nhé

---

Tải app Mamibabi để xem thêm hàng trăm bài chơi khác tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.7 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Giáo dục sớm
BÀI MỚI ĐĂNG