Mang trong mình một sinh linh nhỏ bé là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng trọn vẹn niềm vui ấy. Sẩy thai là điều mà chẳng ai mong muốn cả. Bởi vậy, để giảm thiểu những rủi ro này, bà bầu cần phải tìm hiểu kỹ càng những dấu hiệu của tuần đầu tiên trong thai kỳ để đi khám kịp thời.
Sẩy thai là tình trạng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Sẩy thai và thai lưu là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt nhau. Thai chết lưu là thai nhi mất sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Một số hình thức sẩy thai có thể gặp phải như:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩy thai ở bà bầu. Thông thường tình trạng sẩy thai xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần 1 đến 13 tuần 6 ngày) nguyên nhân thường do các vấn đề của thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ hai (từ 14 tuần đến 27 tuần 6 ngày) xảy ra còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người mẹ.
Như chúng ta đã biết, nhau thai là cơ quan kết nối cơ thể của bé với cơ thể mẹ. Nhằm vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi. Bởi vậy, nếu nhau thai có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sẩy thai.
Mẹ bầu biết không, 50% các ca sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến vấn đề nhiễm sắc thể. Bởi trong quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Điều này vô hình chung khiến thai nhi phát triển không bình thường hoặc có thể dẫn đến tình trạng sẩy thai.
Hormone đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Giả dụ như hormone progesteron có vai trò trong việc hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. Bởi vậy, nếu cơ thể mẹ không đủ lượng progesterone, dẫn đến việc nhau thai dễ bong và tăng nguy cơ sẩy thai.
Rối loạn miễn dịch là khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức, có thể là nguy cơ dẫn đến tái diễn. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, thì đây là tình trạng người mẹ không chấp nhận tình trạng mang thai.
Trong quá trình mang bầu, việc mẹ gặp các vấn đề về sức khoẻ như tiểu đường, cao huyết áp, lupus,.. sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng sẩy thai.
Bên cạnh đó, việc mẹ bầu mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm như giang mai, viêm âm đạo, HIV, nhiễm nấm chlamydia, nhiễm virus cytomegalo… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩy thai ở bà bầu.
Trong khi mang bầu, mẹ bầu gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩy thai. Mẹ bầu nên chú ý một số loại thực phẩm có thể dẫn đến ngộ độc như:
Trong trường hợp cổ tử cung có các vách ngăn, tử cung một sừng, hai sừng,... cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩy thai.
Ngoài ra, tình trạng hở eo cổ tử cung cũng có thể dẫn đến sẩy thai.
Tuổi của thai phụ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩy thai ở bà bầu. Chi tiết độ tuổi có nguy cơ sẩy thai như sau:
Tình trạng béo phì hay nhẹ cân cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩy thai ở bà bầu. Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, phụ nữ thiếu cân nặng có 72% nguy cơ bị sẩy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Hãy thận trọng trong việc sử dụng thuốc trong thai kỳ. Bà bầu chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp có chỉ định rõ ràng từ bác sỹ. Việc sử dụng thuốc bừa bãi, không có hưỡng dẫn cụ thể từ bác sỹ có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng, thậm chí là sẩy thai.
Bên cạnh đó, những bà bầu từng có nguy cơ sẩy thai từ 2 lần trở lên cũng có nguy cơ sẩy thai cao hơn với những bà bầu khác.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc mẹ bầu thiếu vitamin D và B trong cơ thể cũng dẫn đến tăng nguy cơ sẩy thai. Bởi vậy, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống đa dạng để có thể bổ sung các loại vitamin thiết yếu.
Trong thời gian này nhiều bà bầu chưa biết được mình mang thai bởi thai nhi chỉ mới 1-2 tuần tuổi. Bởi vậy cách duy nhất để biết liệu mẹ bầu có thai trong giai đoạn này đó chính là làm xét nghiệm thai kỳ.
Trong thời gian này, việc sẩy thai sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau đớn và cảm giác nặng nề. Nếu bà bầu tiến hành làm xét nghiệm ở một hoặc hai tuần sau đó, kết quả sẽ cho ra âm tính. Bà bầu sẽ không thể biết được liệu mình chỉ bị trễ kinh do chu kỳ kinh nguyệt muộn hay là đã sẩy thai.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu thường cảm thấy bị đau vùng chậu, chuột rút hoặc ra máu ở âm đạo. Tình trạng chuột rút có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu và dần trở nên nghiêm trọng hơn nếu lượng máu chảy ra nhiều hơn.
Trong giai đoạn này, các hiện tượng như ra máu và các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện. Mẹ bầu sẽ nghĩ rằng đây là lúc sắp vượt cạn. Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp trong việc vỡ nước ối không phải là dấu hiệu sắp sinh mà có thể là bị sẩy thai.
Để có một thai kỳ khoẻ mạnh trong tương lai, mẹ bầu nên:
Ngăn ngừa tình trạng sẩy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sỹ đưa ra khuyến cáo như sau:
Hai vợ chồng có thể quan hệ trở lại nếu như đã cảm thấy sẵn sàng. Bác sỹ thường khuyến cáo cặp đôi nên quan hệ trở lại sai khi tình trạng xuất huyết âm đạo chấm dứt và người phụ nữ đã trải qua 1 kỳ kinh nguyệt bình thường.
Một số khuyến cáo cho rằng, cặp đôi nên đợi khoảng 6 tuần hoặc hơn rồi mới quan hệ trởi lại. Bởi lúc này, cơ thể người phụ nữ vẫn chưa được ổn định. Tuy nhiên, thời điểm quan hệ trở lại còn tuỳ thuộc vào từng người, bởi vậy cần bác sỹ tư vấn cụ thể nhất theo tình trạng sức khoẻ
Một số ý kiến cho rằng, để có thể có thai lại khi cơ thể người phụ nữ cảm thấy ổn định và đủ sức khoẻ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần thì những lần mang thai sau đó sẽ tốt hơn. Thông thường là 3 tháng sau thì các đôi vợ chồng có thể thụ thai lại.