Bảng cân nặng chuẩn của bé sinh non

5/5 (469 đánh giá)

Trẻ sinh non cần được chăm sóc kỹ về vấn đề cân nặng, thông thường tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sinh non là ít nhất 5 gram mỗi ngày ở trẻ sinh cực non, hoặc 20 gram mỗi ngày với bé sinh rất non.

Bảng cân nặng chuẩn của bé sinh non

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác có 12 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Nhi, đặc biệt là hồi sức sơ sinh và điều trị sơ sinh bệnh lý. Ngoài ra, bác sĩ có thế mạnh trong trong lĩnh vực tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cũng như khám, tư vấn và can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em.

Trẻ sinh non phát triển như thế nào

Nguyên tắc phát triển của trẻ sinh non là 1 tháng nuôi ngoài bằng 1 tháng bình thường nuôi trong bụng mẹ là đạt yêu cầu, còn nếu tăng trưởng nhiều hơn là tốt.

Nếu bé tăng cân chỉ bằng 1/3 chỉ số theo yêu cầu thì là trẻ sinh non chậm phát triển, người mẹ cần sự hỗ trợ của các nhân viên y tế có chuyên môn.

Nhìn chung, trẻ sinh non cần được chăm sóc kỹ về vấn đề cân nặng trước khi cho xuất viện, thông thường một trẻ sinh non phải được ít nhất 2kg trước khi sẵn sàng rời lồng ấm và tiêu chuẩn tăng cân là ít nhất 5 gram mỗi ngày ở trẻ sinh cực non, hoặc 20 gram mỗi ngày với bé sinh rất non. Và trong bất cứ trường hợp nào, trẻ sơ sinh cũng cần tăng lên 15 gram mỗi ngày.

Bảng cân nặng chuẩn của bé sinh non đến dưới 5 tuổi

Bảng cân nặng chuẩn của bé sinh non thường được so sánh với bảng chiều cao, cân nặng chuẩn mực chung của các bé cùng tuổi và cùng giới tính để kiểm tra xem trẻ có đang phát triển bình thường hay không. Tuy nhiên do mỗi trẻ có một sự phát triển riêng vì thế bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu như trẻ đang phát triển ổn định và có số đo tỷ lệ nhuận theo thời gian.

Dưới đây là bảng cân nặng của trẻ sơ sinh Việt Nam 2018 (từ 0-6 tháng tuổi, đơn vị kg). Bảng dựa vào tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện đang được áp dụng cho các bé Việt Nam.

Bảng cân nặng chuẩn của bé sinh non

SD là viết tắt của từ standard deviation, tức là sự lệch chuẩn. Ngoài mức chuẩn (M) thì WHO đánh dấu các mức lệch chuẩn theo cấp độ từ 1 đến 3, dấu - là thiếu cân và dấu + là thừa cân.

Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, -2SD và +2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân, -3SD và +3SD là suy dinh dưỡng hoặc béo phì, cần có biện pháp can thiệp.

Do sức khỏe yếu và cơ địa nhạy cảm nên nhiều trẻ sinh non phải đối diện với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, xuất huyết não, suy thận, vàng da, thiếu máu và các vấn đề về phổi, thị lực, thính lực, phát triển tâm thần vận động. Do đó, mẹ nên theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé, nếu có khác thường cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị kịp thời.

Ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ sinh non, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Nguồn: vinmec.com

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG