Đẻ mổ gây mê có đáng sợ? Ưu, nhược điểm của gây mê khi mổ đẻ

5/5 (450 đánh giá)

Đẻ mổ đã không còn xa lạ với các mẹ. Việc gây tê hay gây mê khi mổ đẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ định của bác sĩ dựa theo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Thường việc đẻ mổ gây tê tủy sống phổ biến hơn so với gây mê toàn thân, thế nhưng ở một số trường hợp thì việc gây mê là bắt buộc. Vậy đẻ mổ gây mê liệu có đáng sợ như các mẹ vẫn nghĩ hay không? Ưu nhược điểm của nó thế nào?

Đẻ mổ gây mê có đáng sợ? Ưu, nhược điểm của gây mê khi mổ đẻ

Gây mê là gì? Trường hợp nào phải đẻ mổ gây mê

Gây mê là gì?

Gây mê là phương pháp gây ra tình trạng mất tạm thời ý thức, cảm giác hoàn toàn thường được dùng trong các cuộc mổ, phẫu thuật. Sau khi cuộc mổ kết thúc hoặc hết thuốc thì người bị gây mê sẽ tỉnh lại.

Gây mê toàn thân trong đẻ mổ cũng như vậy, sản phụ được thở bằng máy qua ống nội khí quản và hoàn toàn mất cảm giác, ý thức, không cảm thấy đau khi đẻ mổ. Tùy vào thể trạng, cân nặng sản phụ và chức năng các cơ quan thận, gan mà bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng thuốc gây mê cho phù hợp

Những trường hợp phải đẻ mổ gây mê

Có 2 phương pháp thường được các mẹ đẻ mổ lựa chọn là  gây tê tủy sống để giảm đau hoặc gây mê toàn thân. Gây mê ít được các mẹ lựa chọn nhưng với một số trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ gây mê:

– Trường hợp mổ cấp cứu tối cấp: suy thai cấp, sa dây rau, vỡ tử cung, tắc mạch do nước ối,...

- Gây tê tủy sống mổ đẻ thất bại

– Sản phụ gặp một số bệnh lý khó kiểm soát, phối hợp được với bác sĩ trong ca mổ như: động kinh, trí tuệ chậm phát triển,..

– Có bệnh lý thai sản như sản giật

– Sản phụ dị ứng thuốc gây tê hoặc không đồng ý sử dụng thuốc gây tê

– Rối loạn đông máu

Quy trình gây mê đẻ mổ diễn ra như thế nào?

Kỹ thuật gây mê toàn thân khi mổ đẻ được thực hiện bao gồm các giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1 – Khám tiền mê: đánh giá toàn diện người bệnh. Xem xét, chẩn đoán các chức năng và bệnh lý có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi gây mê phẫu thuật hay không?

– Giai đoạn 2 – Khởi mê: giai đoạn người bệnh chuyển từ trạng thái tỉnh sang trạng thái mê.

– Giai đoạn 3 – Duy trì mê: diễn ra cho đến khi kết thúc mổ, vào lúc đó bác sĩ gây mê sẽ ngưng dùng thuốc ngủ cho mẹ.

– Giai đoạn 4 –  Sau cặp rốn: giảm liều thuốc mê

– Giai đoạn 5 – Thoát mê: sản phụ chuyển từ trạng thái mê sang trạng thái tỉnh.

Ưu, nhược điểm của gây mê đẻ mổ. Những lưu ý, chăm sóc sau đẻ mổ

Đối với những sản phụ tiền sản giật nặng, sản giật, rau bong non, chảy máu, vỡ tử cung…thì gây tê tủy sống trong mổ lấy thai mang nhiều rủi ro và gây nguy hiểm đến sản phụ và thai nhi. Vậy nên lựa chọn gây mê đẻ mổ là đúng đắn

Dưới đây là các ưu điểm, nhược điểm của gây mê đẻ mổ các mẹ có thể tham khảo:

Ưu điểm

– Phẫu thuật thuận lợi.

– Có thể kéo dài gây mê nếu cuộc mổ phức tạp

– Lấy thai nhanh trong các trường hợp cấp cứu

Nhược điểm

– Nguy cơ trào ngược, buồn nôn, nôn mửa: đây là tình trạng thường gặp nhất sau khi gây mê toàn thân do sự giãn các cơ đường tiêu hóa

– Rối loạn huyết động: tăng hạ đường huyết, rối loạn nhịp tim

– Hiện tượng tổn thương phổi hóa chất do hít các thành phần acid dạ dày vô trùng khi gây mê hay còn được gọi là hội chứng trào ngược trong gây mê (Mendelson syndrome)

– Đặt nội khí quản cho sản phụ khó khăn, tổn thương vùng hầu họng, rách xước niêm mạc hầu họng.

– Thức tỉnh cảm nhận đau trong lúc mổ hoặc sản phụ đau ngay khi thức tỉnh

– Đặt ống thở khiến đau họng, khản giọng, mất tiếng tạm thời

– Ngái ngủ, ngầy ngật sau gây mê

– Không được da kề da với con

Những lưu ý, chăm sóc sau đẻ mổ gây mê

– Từ 4-6 giờ sau khi kết thúc mổ, mẹ sẽ được đưa tới phòng hậu phẫu. Lúc này sản phụ sẽ được cho ăn cháo loãng, súp hoặc uống nước đường cho đến khi có nhu động ruột thì mới ăn uống bình thường

– Thời điểm này cũng là lúc mẹ có thể cho con bú

– Mẹ nên nằm trên giường cho tới khi rút sonde tiểu. Sau đó đừng nằm quá lâu mà hãy vận động một chút. Ban đầu đi lại khó khăn có thể nhờ y tá, điều dưỡng hay người nhà hỗ trợ. Khi đã quen, không còn cảm giác chóng mặt, có thể tự đi lại trong phạm vi gần

– Vết mổ sẽ đau trong vài ngày đầu tiên sau mổ, đau nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ chịu đựng của từng mẹ. Nếu đau quá có thể nhờ bác sĩ kê thuốc giảm đau sau khi hết tác dụng thuốc tê

– Đẻ mổ sẽ lưu trú lại viện lâu hơn đẻ thường ( từ 4-5 ngày ) tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như hồi phục của các sản phụ

Gây mê trong đẻ mổ được chỉ định với trường hợp cấp cứu, nhiều biến chứng, tính chất nguy hiểm hơn đẻ thường rất nhiều. Vậy nên các mẹ nào có chẩn đoán chỉ định đẻ mổ hay đẻ mổ gây mê/ gây tê cũng nên chuẩn bị tâm lí vững vàng và ưu tiên lựa chọn cho mình cơ sở y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và con.

Nguồn: benhvienthucuc.vn

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

 

ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG