Gỡ rối cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho

4.9/5 (433 đánh giá)

Trẻ em vừa sinh ra không lâu với sức đề kháng yếu sẽ bị ho hay nghẹt mũi đều khiến các ông bố bà mẹ đứng ngồi không yên. Những triệu chứng này cho thấy trẻ mắc viêm đường hô hấp trên hoặc dưới. Với bài viết hôm nay, các bậc cha mẹ sẽ được chia sẻ kinh nghiệm bổ ích để ứng phó khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho.

Gỡ rối cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho

Vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho?

Đây được xem là 1 phản xạ có lợi giúp cơ thể làm sạch đường thở của hệ hô hấp còn yếu ở trẻ.

Ho là hành động giúp tống xuất chất bài tiết của cơ thể như đờm, nước mũi hoặc dị vật tại đường hô hấp ra bên ngoài. Bên cạnh đó, trẻ ho cũng là hành động bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho thường có 2 dạng:

  • Ho khan: hơi thở của trẻ nghe khò khè. Khi gặp cảm lạnh hay dị ứng thì ho khan.
  • Ho có đờm: khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thì cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy có màu xanh hoặc trắng.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho?

Có nhiều nguyên nhân gây ho như: nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), do viêm mũi dị ứng, ho do tiếp xúc với các chất kích thích như: khói, bụi, khí trời lạnh. Ho do dùng thuốc, chủ yếu là thuốc điều trị tăng huyết áp (loại ức chế men chuyển và chẹn bêta), trào ngược dạ dày thực quản, ho do các bệnh về phổi: bệnh phổi kẽ, ung thư phổi, giãn phế quản, viêm thanh quản, viêm màng phổi,...), ho do các bệnh về tim: suy tim, hẹp van hai lá, phình động mạch chủ,… 

Sau đây là 1 số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho chính:

  • Trẻ bị cảm lạnh: nếu ho có đờm hoặc trẻ sặc có nước bọt là dấu hiệu trẻ đang mắc cảm lạnh. Ngoài ra, còn kèm theo triệu chứng hơi thở không khô.
  • Trào ngược dạ dày: sau khi ăn trẻ thường bị ho khan, khò khè hay thở dốc, đứt quãng có thể trẻ bị trào ngược dạ dày.
  • Ho gà: các cơn ho kéo dài có thể do bất kỳ tác nhân nào dù rất nhỏ. Càng ngày trẻ sẽ ho càng nhiều thậm chí dữ dội hơn mà không thuyên giảm. Thêm vào đó, trẻ còn bị sốt, thở rít the thé. Da mặt của trẻ sẽ tím tái vì ngừng thở. Triệu chứng này có thể là bệnh ho gà.
  • Hen suyễn: ho thường xuất hiện ban đêm, kèm theo tiếng thở rít, khò khè khi ngủ, có thể có cơn khó thở nhịp thở nhanh hơn so với lứa tuổi.
  • Viêm phổi, viêm phế quản hay viêm họng cấp: bệnh này có dấu hiệu ho kéo dài đi kèm khó thở, sốt cao lên đến 39 độ.
  • Đường hô hấp mắc vấn đề: trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho có thể bị nhiễm virus hợp bào hô hấp. Tiếp đó, một số trẻ ho khò khè là do đường hô hấp dưới tiết nhiều dịch nhầy giúp chống lại vi khuẩn, virus mang mầm bệnh hay dị vật vướng trong khí quản.

Chăm sóc trẻ bị ho với những biện pháp không dùng thuốc

Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay các trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi khác nhau thì các bác sĩ đều khuyên rằng không nên dùng thuốc để chữa trị cho trẻ. Hãy dùng thuốc khi nào các biện pháp chăm sóc không đạt hiệu quả và phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi trẻ bị ho các bậc cha mẹ thường đến hiệu thuốc mua thuốc không kê đơn cho trẻ uống. Thế nhưng trên thị trường có nhiều loại thuốc trị ho chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi vì chúng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

Sử dụng dầu tràm

Các mẹ có thể chọn dầu tràm giúp trẻ giảm các cơn ho. Trước tiên, các mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu tràm lên tay rồi xoa đều trên cơ thể trẻ. Ngoài ra, có thể bôi thêm dầu tràm lên các vị trí như lưng, ngực và cổ giúp giữ ấm cơ thể bé.

Dầu tràm có tác dụng làm sạch và giúp thông thoáng hệ hô hấp ở trẻ. Các mẹ cũng có thể nhỏ một ít dầu tràm vào chậu nước tắm của trẻ. Trong quá trình tắm, trẻ sẽ hít hương từ dầu tràm. Từ đó, hệ hô hấp của trẻ sẽ được vệ sinh sạch, loại bỏ virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó dầu tràm còn có khả năng kích ứng niêm mạc mũi tạo thành các chất nhầy rồi tống chúng ra ngoài. Trẻ sẽ bớt ho nhờ vào quá trình này.

Ngoài ra, hãy giữ ấm chân cho trẻ khi ngủ bằng cách thoa dầu tràm vào chân và massage nhẹ nhàng. Lưu ý rằng các mẹ hãy tập trung vào phần ngón chân, vị trí sâu nhất đều dầu tràm phát huy hết tác dụng của mình nhé!

Sử dụng nước muối sinh lý

Triệu chứng ho đi kèm với nước mũi, nghẹt mũi và khó thở làm cho trẻ ngủ không thể tròn giấc. Sử dụng nước muối sinh lý sẽ làm giảm chất nhầy trong mũi, giúp làm sạch và giúp đường hô hấp không còn sưng. Như vậy, trẻ ho sẽ dễ dàng hơn cũng như dễ tống đẩy đờm ra ngoài.

Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ

Nước có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi cũng như đường hô hấp. Thông thường để làm loãng dịch nhầy giúp đường hô hấp thông thoáng chúng ta sẽ uống thật nhiều nước. Thế nhưng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho chúng ta chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ với chất dinh dưỡng dồi dào sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh hơn mà không phải dùng thuốc để chữa trị.

Nâng cao đầu của trẻ khi nằm ngủ

Việc kê đầu của trẻ cao hơn sẽ giúp cho việc thở dễ dàng hơn và giúp trẻ giảm các cơn ho. Hãy kê gối cao hơn hay có thể sử dụng thêm khăn kê vào gối giúp nâng đầu trẻ cao hơn.

Giữ độ ẩm thích hợp trong không khí

Không khí ẩm có vai trò tích cực trong việc giảm bớt kích ứng ho để trẻ thở dễ dàng hơn. Hãy sử dụng 1 chiếc máy tạo độ ẩm  trong phòng ngủ của bé vào buổi tối các mẹ nhé.

Những lưu ý cần nhớ 

  • Không sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc trị ho khi trẻ vừa mới chớm bệnh. Những vi khuẩn tiếp xúc với trẻ trong thời gian đầu lại có tác động tích cực đến hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy, khi trẻ mới chớm bệnh ác bạn không nên vội vàng cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, hãy để hệ miễn dịch của trẻ làm việc.
  • Không tự ý cho trẻ ngưng sử dụng thuốc khi thấy trẻ giảm ho: việc ngưng sử dụng thuốc khiến bệnh ho không trị dứt điểm và khiến bệnh chuyển sang chiều hướng xấu, có thể gây nhờn thuốc.
  • Không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: khi trẻ bị ho rất cần được bổ sung chất dinh dưỡng từ sữa mẹ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và hạn chế xâm nhập của vi khuẩn có hại. Việc kiêng khem bú mẹ sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng và bị suy dinh dưỡng.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho không phải là hiếm gặp vì vậy các ông bố bà mẹ cần bình tĩnh và làm theo hướng dẫn giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Trẻ sơ sinh khi bị viêm đường hô hấp trên rất dễ biến chứng viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi,... Do đó, bố mẹ không nên chủ quan, theo dõi trẻ tại nhà; đếm nhịp thở, quan sát lồng ngực, tình trạng nôn trớ nên mang bé đến phòng khám bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh của bé và điều trị thích hợp.

Nguồn: medlatec.vn

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG