Cân nặng của bà bầu bao nhiêu là hợp lý? Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về cân nặng của bà bầu

4.6/5 (416 đánh giá)

Cân nặng của bà bầu bao nhiêu là hợp lý? Bà bầu tăng cân mất kiểm soát, thai nhi có ổn không?... Trong bài viết này, Mamibabi sẽ giải đáp 10 câu hỏi thường gặp liên quan tới cân nặng của bà bầu.

Cân nặng của bà bầu bao nhiêu là hợp lý? Giải đáp 10 câu hỏi thường gặp về cân nặng của bà bầu

Vì sao bà bầu cần kiểm soát cân nặng?

Trong quá khứ, nhiều người thường có quan niệm bà bầu “phải ăn cho cả hai”, tức là ăn gấp đôi. Nhiều người thậm chí còn cho rằng “đang mang bầu thì tranh thủ mà ăn, không phải sợ béo”. Tuy nhiên, y học hiện đại đã chứng minh đây là quan điểm sai lầm.

Thực tế, bà bầu không cần phải ăn gấp đôi, cũng không cần phải “tranh thủ mà ăn”, bởi sinh con xong bà bầu vẫn có thể ăn uống đầu đủ về cả lượng và chất. Điều đặc biệt, quan niệm “không phải sợ béo” khi mang thai đã ảnh hưởng xấu đến cả mẹ bầu và thai nhi.

Trong thai kỳ, nếu bị béo phì, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý; phổ biến nhất là tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật…

Đặc biệt, sau khi sinh, những mẹ bầu thừa cân – béo phì sẽ mất nhiều thời gian để “về dáng” hơn, mẹ dễ gặp các vấn đề về tâm lý như tự ti, chán chường, thậm chí trầm cảm sau sinh, nhất là khi bị những người xung quanh chê là quá béo.

Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng của bà bầu là một trong những việc bắt buộc phải làm khi mang thai. Khi mẹ bầu khám thai, bác sĩ sẽ luôn yêu cầu kiểm tra cân nặng, từ đó đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và tăng cân hợp lý.

Bà bầu tăng cân mất kiểm soát, thai nhi có ổn không?

Việc mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát có thể dẫn tới béo phì, thai nhi quá to, khiến mẹ khó sinh một cách tự nhiên và thường phải sinh mổ.

Thai nhi của các bà bầu thừa cân - béo phì cũng có nguy cơ cao hơn đối với những rủi ro như sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non… Sau khi sinh, bé cũng có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề về phổi, suy hô hấp, thừa cân – béo phì, rối loạn chuyển hóa… Tuy nhiên, đây chỉ là các nguy cơ. Bố mẹ cần theo dõi sát sao sự phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như nên cho bé khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý nếu có.

Phải làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn, điều bạn cần nhất là sự tư vấn từ bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ cho bạn biết:

- Cân nặng của thai nhi vượt chuẩn nhiều hay ít

- Ngoài cân nặng, các chỉ số khác của thai nhi thế nào? Tình trạng của thai nhi ra sao? Có những nguy cơ gì?

- Chế độ dinh dưỡng mẹ cần lưu ý: Tăng – giảm thực phẩm nào, ăn bao nhiêu calo, vận động như thế nào…

Cân nặng thai nhi vượt chuẩn không phải điều đáng lo ngại nếu như được phát hiện kịp thời và mẹ bầu điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng phù hợp.

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh?

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, trong đó, 5 nguyên nhân thường gặp là:

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

- Ít vận động

- Do thể trạng thừa cân – béo phì trước khi mang bầu

- Do các vấn đề về bệnh lý

- Do căng thẳng, trầm cảm khi mang bầu

Vì vậy, để kiểm soát cân nặng bà bầu một cách hợp lý, mẹ cần “rà soát” cả 5 nguyên nhân trên, từ đó có phương pháp phù hợp với cá nhân mình.

Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Trước tiên, mẹ bầu cần xác định mình thuộc nhóm nào trong 4 nhóm sau:

- Thiếu cân

- Bình thường

- Thừa cân

- Béo phì

Để biết mình thuộc nhóm nào, mẹ bầu cần tính toán chỉ số khối BMI, mẹ có thể tính tại đây

  • BMI dưới 18,5 (thiếu cân): Mẹ cần tăng 12,7 – 18,1kg trong cả thai kỳ.
  • BMI từ 18,5 – 24,9 (bình thường): Mẹ cần tăng 11,3 – 15,9kg trong cả thai kỳ.
  • BMI từ 25 – 29,9 (thừa cân): Mẹ cần tăng 6,8 – 11,3kg trong cả thai kỳ.
  • BMI trên 30 (béo phì): Mẹ cần tăng 5 – 9,1kg trong cả thai kỳ.

Số cân mẹ cần tăng sẽ dao động từ a tới b. Mamibabi khuyến cáo mẹ chỉ nên tăng ở mức a (tức là mức thấp nhất trong khoảng an toàn), nếu như thai nhi vẫn tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh.

Ví dụ: Với mẹ bầu có BMI từ18,5 – 24,9, tức là mẹ bình thường, không thiếu cân, không thừa cân. Khi đó mẹ có thể tăng 11,3 – 15,9 trong cả thai kỳ. Nếu thai nhi phát triển tốt, mẹ nên giới hạn cân nặng của mình ở mức 11,3kg. Như vậy mẹ có thể kiểm soát cân nặng ở mức tốt nhất, tránh bị tăng cân quá nhiều hoặc thai quá to. Sau sinh mẹ cũng có thể dễ dàng lấy lại vóc dáng và tránh các vấn đề về tâm lý do thừa cân gây ra.

Bảng cân nặng của bà bầu trong 40 tuần

Mamibabi đã xây dựng một bảng cân nặng chi tiết cho mẹ bầu trong 40 tuần, dựa trên 4 thể trạng thiếu cân – bình thường – thừa cân – béo phì. Mẹ có thể xem tại đây

Mẹ bầu tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu, phải làm sao?

Đa số mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng ít, chỉ khoảng 1 - 2 cân trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân vì đây là giai đoạn mới mang bầu, cơ thể có nhiều thay đổi về hóoc-môn, mẹ bầu gặp nhiều xáo trộn về tâm lý; cộng thêm việc ốm nghén và chán ăn khiến nhiều mẹ tăng ít cân, thậm chí sụt cân.

Chính vì vậy, những mẹ bầu tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu thường gặp nhiều lo lắng, sợ rằng mình sẽ bị thừa cân trong những tháng sau, hoặc sợ rằng mình sẽ lâm vào tình trạng tăng cân mất kiểm soát.

Tuy nhiên, mẹ hãy an tâm bởi 3 tháng đầu mới là giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Nếu trót tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu thì ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát cân nặng một cách chặt chẽ hơn để có được mức cân phù hợp.

Giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu như thế nào?

Với những mẹ bầu có thể trạng thừa cân – béo phì từ trước khi mang thai thì khi có thai, mẹ hãy ưu tiên việc đảm bảo dinh dưỡng cho mình và con trước. Mẹ không nên giảm cân ở giai đoạn này mà nên kiểm soát cân nặng hợp lý, cụ thể như sau:

Trước tiên, mẹ hãy kiểm tra chỉ số khối cơ thể BMI để biết tình trạng của mình:

Nếu BMI nằm trong khoảng 25 – 29,9 tức là mẹ thừa cân:

  • Tam cá nguyệt thứ 2 mẹ cần tăng: 3 – 4,2kg
  • Tam cá nguyệt thứ 3 mẹ cần tăng: 3,2 – 4,5kg

Nếu BMI trên 30 tức là mẹ béo phì:

  • Tam cá nguyệt thứ 2 mẹ cần tăng: 2,3 – 3,5kg
  • Tam cá nguyệt thứ 3 mẹ cần tăng: 2,5 – 3,8kg

Mẹ lưu ý: Trên đây chỉ là các con số mang tính chất khuyến cáo. Mẹ cần đi khám thai và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

Giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối

3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi “tăng tốc” không chỉ về cân nặng và chiều dài, mà còn về sự phát triển tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Vì vậy, một số mẹ bầu cũng lâm vào tình trạng tăng thêm quá nhiều cân ở giai đoạn này và có nhu cầu giảm cân ở 3 tháng cuối.

Tuy nhiên, trong thai kỳ, khái niệm “giảm cân” hiếm khi được nhắc đến. Thay vào đó, “kiểm soát cân nặng”, “điều chỉnh cân nặng” mới là điều các mẹ bầu cần lưu tâm. Nói một cách dễ hiểu hơn, với những mẹ bầu bị thừa cân – béo phì hoặc đã tăng quá nhiều cân, việc “giữ cân” và “không tăng thêm cân” là điều cần được chú trọng.

Mẹ cần kết hợp ăn uống điều độ, giảm đường, giảm mỡ và vận động hợp lý để có cân nặng phù hợp nhất khi sinh con.

Thực đơn kiểm soát cân nặng cho bà bầu

Đối với một mẹ bầu bình thường, tức là không thiếu cân, không thừa cân – béo phì, mẹ cần xây dựng thực đơn đảm bảo lượng calo mỗi ngày như sau:

- 3 tháng đầu: Mẹ ăn uống bình thường, chưa cần ăn nhiều lên về lượng. Mẹ chỉ cần đảm bảo về chất, tức là ăn chín, uống sôi, ăn thực phẩm sạch và tốt cho bà bầu, tránh các thực phẩm gây hại cho bà bầu và thai nhi.

- 3 tháng giữa: Mỗi ngày mẹ cần ăn thêm 300 – 350 calo so với khi chưa mang bầu.

- 3 tháng cuối: Nếu cân nặng của mẹ và thai nhi vẫn tăng đúng chuẩn, mỗi ngày mẹ chỉ cần ăn thêm 300 calo so với khi chưa mang bầu, tức là có thể ăn giống như 3 tháng giữa. Tuy nhiên, nếu thai nhi nhẹ cân, mẹ có thể cần ăn thêm 400 – 500 calo mỗi ngày. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trực tiếp khám thai cho mình để được tư vấn số cân cần tăng và lượng calo cần ăn mỗi ngày.

Mẹ lưu ý: Bảng calo trên chỉ áp dụng với các mẹ bầu có thể trạng BÌNH THƯỜNG trước khi mang thai. Nếu trước khi mang thai mẹ bị thiếu cân thì trong thai kỳ cần tăng cân nhiều hơn. Ngược lại, nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân – béo phì thì trong thai kỳ cần kiểm soát chế độ ăn chặt chẽ hơn để không tăng nhiều cân.

Hiện nay, Mamibabi đã xây dựng sẵn thực đơn 280 ngày giúp mẹ bầu có chế độ ăn ngon miệng và đủ chất, mẹ có thể tham khảo tại đây.

---

Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
BÀI MỚI ĐĂNG