Một ca mổ đẻ mất bao lâu thời gian?

4.9/5 (332 đánh giá)

Ngày nay, phần lớn các bà mẹ khi sinh con có thể chủ động lựa chọn cho mình phương pháp sinh mổ hoặc sinh thường ngay từ đầu. Để đưa đến quyết định cuối cùng, thai phụ cần tìm hiểu kỹ những thông tin cần thiết liên quan đến từng phương pháp. Trong đó bao gồm vấn đề thời gian mổ đẻ mất bao lâu.

Một ca mổ đẻ mất bao lâu thời gian?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Mổ đẻ có mấy hình thức?

Trước khi giải đáp thắc mắc về một ca sinh mổ mất bao lâu, thai phụ cần biết mổ đẻ được phân làm 2 loại:

Sinh mổ chủ động với sự đồng ý của sản phụ và bác sĩ sản khoa

Đối với hình thức này, quá trình sinh được thực hiện trước khi người mẹ có dấu hiệu chuyển dạ. Thông thường, sinh mổ chủ động được chọn khi người mẹ mắc phải các vấn đề về sức khoẻ như cao huyết áp hoặc nhau tiền đạo (nhau thai bám vào cổ tử cung). Quá trình sinh mổ chủ động thường được diễn ra vào tuần thứ 39 hoặc trễ hơn. Chỉ khi gặp phải trường hợp cấp bách hoặc điều kiện sức khoẻ thay đổi thì mới thực hiện sớm hơn kế hoạch.

Sinh mổ khẩn cấp

Sinh mổ khẩn cấp xảy ra khi sản phụ bắt đầu chuyển dạ nhưng gặp biến chứng bất ngờ như suy thai, thai cần được ra ngoài thật nhanh, trong vòng vài phút sau khi phát hiện vấn đề.

Việc sinh mổ chủ động ngày càng trở nên phổ biến. Hầu hết bác sĩ đều khuyên sản phụ và gia đình sinh mổ khi thai nhi đạt khoảng 39 tuần tuổi. Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 1 trong 3 phụ nữ đã từng sinh mổ thì lần sinh sau họ có khả năng lựa chọn sinh mổ nhiều hơn sinh thường.

Một ca mổ đẻ mất bao lâu?

Thời gian của một ca mổ đẻ diễn ra trong phòng phẫu thuật bệnh viện - không có biến chứng gì - thường chỉ mất khoảng 30 phút đồng hồ. Trong đó, thời gian kể từ sau khi rạch bụng người mẹ cho đến khi em bé được bác sĩ mang ra ngoài chỉ mất vỏn vẹn khoảng 5 phút. Thời gian còn lại trong phòng phẫu thuật là dành để khâu vết thương trên cơ thể của mẹ.

Quá trình mổ đẻ thường diễn ra như thế nào?

Nếu sản phụ và gia đình yêu cầu sinh mổ chủ động, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho sản phụ các bước chuẩn bị và nhập viện trước ca mổ. Phòng mổ thông thường gồm có các bác sĩ sản khoa, bác sĩ gây mê, bác sĩ phẫu thuật, y tá, nữ hộ sinh sẵn sàng để hỗ trợ sản phụ.

  • Đầu tiên, sản phụ được mặc áo dành riêng cho bệnh nhân phẫu thuật và đội nón trùm kín tóc, thiết lập đường truyền dịch, sau đó được đỡ lên xe và đẩy đến phòng mổ. Các nhân viên kíp mổ sẽ đặt ống thông tiểu để lấy nước tiểu trong quá trình mổ.
  • Sản phụ được chắn một tấm màn ngay trước ngực để không nhìn thấy hình ảnh bụng mình đang bị rạch. Tuy nhiên, một số sản phụ yêu cầu được nhìn thì vẫn có thể bỏ qua bước này.
  • Sau khi gây tê, thử phản ứng, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên da bụng của người mẹ, chiều dài trung bình khoảng 10cm, sau đó rạch đến các lớp mô và chạm tới tử cung. Vết rạch thông thường sẽ nằm ngang, ở vùng bụng dưới. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khẩn cấp, vết rạch dọc sẽ được lựa chọn thực hiện vì nhanh hơn.
  • Chỉ trong vài giây sau đó, em bé sẽ được “bắt” ra ngoài cùng với túi ối và dây rốn. Dây rốn sẽ được kẹp và cắt khi đã hết đập, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ và hơi thở của em bé.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy nhau thai ra ngoài và làm sạch tử cung cho mẹ, khâu lại các lớp mô, cơ (theo thứ tự ngược lại so với lúc rạch da) bằng chỉ tự tiêu, lớp ngoài cùng được may bằng chỉ rút. Người mẹ có thể được ôm em bé, tiến hành da kề da với bé - nếu còn tỉnh táo - trước khi em bé được đưa đi chăm sóc. Ở một số bệnh viện, người chồng được phép đứng cạnh để xem toàn bộ quá trình mổ đẻ cũng như cắt dây rốn cho bé.

Người mẹ cảm thấy gì trong suốt quá trình mổ đẻ?

Nếu được gây mê toàn thân, người mẹ sẽ không hề có cảm giác gì cho đến khi tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các cuộc mổ đẻ đều thực hiện gây tê tuỷ sống hoặc gây tê màng cứng bằng cách tiêm vào đoạn gần cuối cột sống. Người mẹ sẽ chỉ mất cảm giác từ vùng ngực đến ngón chân, bao gồm vùng bụng bị rạch để bắt con mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Thai phụ sẽ có cảm giác áp lực trên bụng nhưng sẽ không thấy đau, vài mẹ còn chia sẻ rằng họ có cảm giác bị lục lọi trong bụng nhưng quan trọng nhất là không cảm thấy đau.

Mang thai và sinh con là thiên chức của người phụ nữ. Bất kể người mẹ nào cũng hạnh phúc khi nhìn thấy con của mình chào đời. Để vượt cạn thành công, sản phụ nên lựa chọn địa chỉ sinh con uy tín, cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn, tay nghề bác sĩ cao để thời gian mổ đẻ trở thành một trải nghiệm thú vị.

Nguồn: vinmec.com

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.9 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG