Thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

4.8/5 (413 đánh giá)

Bị thủy đậu khi mang thai là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe người mẹ và cả thai nhi vì có thể gây biến chứng nặng, đặc biệt là Viêm phổi. Nếu bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu, virus thủy đậu có thể gây sẩy thai, hay có thể trẻ sẽ bị một số dị tật bẩm sinh khi sinh ra như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,… Nếu trong những ngày sắp sinh hay sau sinh, trẻ bị lây bệnh thủy đậu sẽ bị bệnh rất nặng và dễ dẫn đến nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm.

Thủy đậu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Bệnh thủy đậu khi mang thai

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn. Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ tăng lên khi có kèm Viêm phổi.

Theo nghiên cứu về dịch tễ học tại Anh và Mỹ, tỷ lệ bị thủy đậu khi mang thai chiếm khoảng 3/1.000. Nếu chiếu theo tỷ lệ này, mỗi năm tại Mỹ có ít nhất 3 triệu phụ nữ mang thai, thì có đến 9.000 trường hợp bị thủy đậu khi mang thai mỗi năm.

Bà bầu bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Bà bầu bị thủy đậu thường có diễn biến bệnh nặng hơn so với người không mang thai. Bị thủy đậu khi mang thai phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, Viêm màng não, Viêm não, Viêm cầu thận, Viêm cơ tim, Nhiễm khuẩn thứ phát, và trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Trong số những biến chứng kể trên, Viêm phổi do thủy đậu là biến chứng thường gặp nhất. Viêm phổi do thủy đậu thường phát triển trong vòng một tuần sau khi phát ban.

Nếu trong thời gian mang thai, bà bầu có tiếp xúc với người bị thủy đậu thì:

  • Trường hợp thứ nhất, nếu trước khi mang thai bà bầu đã từng tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu hay đã từng bị thủy đậu thì trong cơ thể đã có kháng thể chống lại căn bệnh này. Do đó, bà bầu không cần quá lo lắng về nguy cơ  mắc bệnh thủy đậu, .Phụ nữ mang thai  tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và thăm khám thai định kỳ.
  • Trường hợp thứ hai, nếu trước đây bà bầu chưa tiêm vắc xin hoặc chưa từng bị thủy đậu thì sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Do đó, cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm thủy đậu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và theo dõi tình trạng bệnh.

Những dấu hiệu khi bị thủy đậu ở bà bầu là phát ban ở dạng nốt phỏng đường kính 1 – 3 mm, xuất hiện ở các vùng như mặt, tay, chân, kèm theo đó là triệu chứng sốt. Nếu không được chăm sóc tốt, những nốt mụn nước có thể vỡ, gây nhiễm trùng để lại sẹo. Trong một số trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn, các nốt mụn nước hóa mủ, ăn sâu xuống lớp da và tạo sẹo. Bị thủy đậu khi mang thai cần phải được theo dõi đồng thời cùng sản khoa thật chặt chẽ để có thể tư vấn thai phụ kịp thời.

Hệ lụy khi bà bầu bị thủy đậu

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, cho biết: “Nếu không may nhiễm vi rút thủy đậu sẽ gây Hội chứng thủy đậu bẩm sinh cho thai nhi. Đây là hội chứng rất nguy hiểm gây dị tật cho thai nhi ví dụ dị tật ở sọ, dị tật gây bại não và đục thủy tinh thể…”.

Nghiên cứu của Enders G, Miller E và cộng sự (năm 1994) trên 1.739 bệnh nhân cho thấy: 0,4% phụ nữ có thai bị thủy đậu trước tuần thứ 12 sinh con mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, nguy cơ thuỷ đậu bẩm sinh ở con tăng lên khoảng 2% nếu thai phụ mắc thuỷ đậu xảy ra trong tuần 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ.

Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là những bóng nước vỡ và để sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là:

  • Bất thường về thần kinh như: chậm phát triển trí tuệ, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứng Horner
  • Bất thường về mắt như: teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng võng mạc, tật nhãn cầu nhỏ, rung giật nhãn cầu
  • Bất thường các chi: teo/ liệt tứ chi
  • Bất thường về tiêu hóa: trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/ tắc ruột…

Nếu người mẹ mang thai bị bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa hoặc thủy đậu sơ sinh do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này lên đến 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm.

Nếu người mẹ mang thai bị thủy đậu trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Trong số những trẻ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh, có đến 30% trẻ tử vong trong những tháng đầu đời, và 15% có nguy cơ mắc bệnh Zona trong  4 năm đầu đời.

Nếu người mẹ mang thai bị thủy đậu trong giai đoạn sớm của thai kỳ (tuần thứ 8 – 12) thì nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%

Cách xử lý khi bị bệnh thủy đậu trong thai kỳ

Bị thủy đậu khi mang thai, thai phụ cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị. Trong thời gian này, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thai phụ nên chú ý giữ vệ sinh thân thế, tránh làm vỡ các nốt phỏng nước dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm. Nếu sốt, các bác sĩ có thể dùng thêm thuốc hạ sốt paracetamol.

Khi thai phụ phơi nhiễm với vi rút thuỷ đậu:

Đối với những thai phụ chưa được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu trước đó, có thể dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) trong vòng 72 giờ đầu sau phơi nhiễm bệnh. Việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ có tác dụng phòng ngừa những biến chứng nặng ở người mẹ, chứ không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh, cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh. Để dự phòng những biến chứng thủy đậu cho trẻ, các bác sĩ có thể xem xét sử dụng VZIG cho trẻ sơ sinh.

Khi thai phụ có triệu chứng bệnh thuỷ đậu:

Tuỳ vào biểu hiện triệu chứng của bệnh và thời gian phơi nhiễm bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng Acyclovir đường uống hoặc đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và con vì Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus từ đó ức chế sự phát triển bệnh.

Hướng dẫn phòng ngừa thủy đậu cho bà bầu

Để chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu trong thời gian thai kỳ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện một số biện pháp như:

  • Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai là cách bảo vệ con hiệu quả nhất
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu để phòng tránh lây lan.
  • Thường xuyên giữ vệ sinh thân thể, rửa tay bằng xà phòng vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý và sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà ở, các vật dụng sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thường.

Ngoài những biện pháp trên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo người dân trước khi mang thai nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu đầy đủ và đúng lịch.

Tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng ngừa thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất. Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng vắc xin  tốt nhất là trước khi mang thai 3 tháng. Không chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu khi đang mang thai. Nếu chưa thể chích ngừa mà đã có thai, nhất là trong 12 tuần đầu của thai kỳ, thai phụ nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, không nên đến chỗ đông người, những nơi có dịch hoặc có người bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm và nhớ mang khẩu trang khi ra đường.

Không chỉ phụ nữ mang thai, mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng nên tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu đầy đủ. Đây là cách để bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

Theo VNVC

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.8 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sức khỏe
BÀI MỚI ĐĂNG