Làm giấy chứng sinh là thủ tục rất quan trọng vì nó đảm bảo quyền lợi của mỗi đứa trẻ sau khi chào đời và là giấy tờ không thể thiếu để mẹ hoàn tất hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Thế nên, việc tìm hiểu những thay đổi mới trong thẩm quyền, hồ sơ và thủ tục Giấy khai sinh 2020 rất cần thiết. Chị em nào sắp sinh cần lưu ý tất cả những thông tin này để tránh những rắc rối trong thủ tục hành chính về sau nha.
Cụ thể, về thẩm quyền, hồ sơ và thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh được quy định như sau:
a) Bệnh viện Đa khoa có khoa Sản; Bệnh viện Chuyên khoa Phụ Sản, Bệnh viện Sản - Nhi;
b) Nhà hộ sinh;
c) Trạm y tế cấp xã;
d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ, kể cả đơn vị y tế bộ, ngành.
a) Cấp mới Giấy chứng sinh trong trường hợp trẻ được tại cơ sở y tế:
- Đối với các ca sinh thông thường thì trước khi xuất viện, mẹ phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân /Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và vẫn còn giá trị sử dụng. Các loại giấy tờ này đều gọi là giấy tờ tùy thân nhằm mục đích chứng minh nhân thân.
- Đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì hồ sơ bao gồm:
+ Khi đến cơ sở y tế sinh con, Bên nhờ mang thai hộ hoặc bên mang thai hộ phải nộp cho cơ sở y tế đó các loại giấy tờ sau: 1) Bản chính Bản xác nhận sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này; 2) Bản sao có chứng thực Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa hai bên (Đối với bản sao, bố mẹ luôn nhớ mang theo bản chính để đối chiếu khi cần nhé).
+ Trước lúc xuất viện, người mẹ Bên nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ đều phải tuân theo quy định, xuất trình giấy tờ tùy thân là bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
b) Cấp mới Giấy chứng sinh đối với trẻ được sinh tại nhà, có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ, theo dự thảo thì hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh (mẫu đơn theo quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
+ Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác để chứng minh nhân thân của mẹ. Xuất trình bản chính để đối chiếu và khi đến nhận kết quả.
+ Xuất trình bản chính Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân người đề nghị cấp Giấy chứng sinh.
Trong thủ tục cấp mới Giấy chứng sinh năm 2020, có những quy định rõ về từng trường hợp trẻ sinh tại cơ sở y tế và trẻ sinh tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ. Mẹ sinh con 2020 muốn biết những quy định cụ thể ra sao thì tham khảo thông tin dưới đây nhé!
a) Đối với trường hợp trẻ sinh tại cơ sở y tế:
Gia đình cần chuẩn bị và nộp đầy đủ tất cả các giấy tờ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
- Đối với các ca sinh thông thường, trước khi trẻ xuất viện, phía cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm kiểm tra các hồ sơ theo quy định, đối chiếu thông tin và ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Về phía cha mẹ hoặc người thân thích của trẻ đi làm giấy khai sinh có trách nhiệm đọc lại toàn bộ và kiểm tra kỹ tất cả các thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh sẽ được làm thành 2 bản và cả hai đều có giá trị pháp lý như nhau. Một bản được giao cho bố, mẹ hoặc người thân để làm thủ tục khai sinh và một bản sẽ được lưu trữ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đối với ca sinh mà trẻ được sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo mẫu qui định tại Phụ lục 01B ban hành kèm theo Thông tư này. Cũng như nhiệm vụ của các cha mẹ khác, cha mẹ của trẻ nhờ mang thai hộ có trách nhiệm đọc và kiểm tra kỹ thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh qui định tại Phụ lục 01B là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ của trẻ nhờ mang thai hộ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Đối với trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà có cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ:
Trong thời gian 30 ngày sau sinh, Cha, Mẹ hoặc Người nuôi dưỡng của trẻ nộp cho trạm y tế xã/ phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi bà mẹ tạm trú ít nhất 03 tháng trước ngày sinh hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Giấy chứng sinh theo qui định, trạm y tế xã/ phường/thị trấn có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ theo quy định, đối chiếu thông tin, xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 10 ngày làm việc.
Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Vậy là xong các khoản về thẩm quyền, hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng sinh năm 2020 mới nhất rồi các nhé.
Còn một câu hỏi nữa mà không ít mẹ thắc mắc đó là thủ tục để làm lại Giấy khai sinh trong trường hợp sai sót về mặt giấy tờ. Đây là sai sót khá phổ biến cần phải được sửa và làm lại sớm nhất có thể.
Về khoản này, theo Điểm a Khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định:
a) Trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh: Bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn: Đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu); đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.
Theo những hướng dẫn này, các mẹ có lỡ khai sai hoặc có nhầm lẫn thông tin trên Giấy chứng sinh của con thì hoàn toàn có thể đến bệnh viện, nơi bé sinh để xin cấp lại Giấy chứng sinh nhé. Trước khi đi, mẹ nhớ phải chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định, bản photo Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính đối chiếu) và Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh mẹ nhé.
Hy vọng những thông tin về việc cấp Giấy chứng sinh mới này sẽ giúp các mẹ sinh con 2020 không bị bỡ ngỡ khi tiến hành làm hồ sơ và thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho con nhé.
Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh; Thông tư 34/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, Điều 16 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn về sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Nguồn tham khảo: danluat, tienphong.vn, nganhangphapluat