Phát triển ngôn ngữ từ trong nôi đưa ra những lý luận mới về ngôn ngữ thị giác và sự phổ cập rộng rãi của nó trong thực tiễn không những giúp xã hội xóa nạn mù chữ, bán mù chữ, mà còn kết thúc lịch sử phát triển giáo dục không toàn diện của trẻ em từ trước đến nay, giúp xã hội loại bỏ được hiện tượng phát triển không bình thường về ngôn ngữ và những hậu quả của nó. Lợi ích của nó đối với xã hội còn lớn hơn cả vacxin dự phòng bệnh bại liệt ở trẻ em.
Ngôn ngữ là kết tinh của trí tuệ nhân loại. Trong đó, sử dụng ngôn ngữ đối thoại (miệng nói, tai nghe), sử dụng những âm thanh phức tạp biểu đạt ý nghĩa tiến hành giao lưu là điểm khác biệt căn bản giữa con người và thế giới loài vật. Đối với con người, ngôn ngữ là công cụ quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Ngôn ngữ là thành quả nhận thức của các thế hệ. Đối với quốc gia, ngôn ngữ là nhân tố thúc đẩy tiến bộ xã hội.Từ đó chúng ta thấy được ý nghĩa quan trọng, sức hút thần kỳ của ngôn ngữ, và thấy rằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ là công việc hàng đầu của giáo dục, để trẻ có được cái gốc làm người, giúp trẻ trưởng thành nhanh chóng, trở thành thành viên của xã hội.
"Ý nghĩa của việc biết chứ biết đọc sớm đối với sự trưởng thành của nhân tài
Giai đoạn mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cả đời người. Để trồng được những cây đại thụ, người ta cần phải bắt đầu từ việc chăm sóc những mầm non đó. Ngay cả đến những người nông dân bình thường cũng hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp như có chế độ dinh dưỡng khoa học, tạo nhiệt độ thích hợp để thúc đẩy nảy mầm. Do đó, trẻ em - "mầm nhân tài", "mầm trí tuệ" càng cần phải được nuôi dưỡng giáo dục tỉ mỉ từ bé.
Trong quá trình nuôi dạy trẻ, dạy trẻ học chữ học đọc là điều không thể thiếu. Nó có tác dụng thiết thực và ý nghĩa lâu dài đối với trẻ giống như việc chúng nhận biết môi trường, thích ứng với xã hội, phát triển thể lực, vận động và học nói. Hơn nữa, học chữ học đọc cũng giống như học nói phải tiến hành vào thời kỳ phát triển đẹp nhất của trẻ là khi trẻ ba, bốn tuổi, nếu không việc giáo dục sau này sẽ tốn nhiều công sức, thậm chí không đạt được hiệu quả.
Không ai phủ nhận học chữ học đọc là bước cơ bản đối với sự trưởng thành của nhân tài, nhưng biết chữ sớm không phải là mục đích chính. Quan trọng hơn nữa là việc học chữ và luyện đọc sách của trẻ qua trò chơi, đây là biện pháp quan trọng để phát triển trí lực và bồi đắp tính cách tốt đẹp, chắp thêm cánh cho trẻ. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nhi đồng giúp trẻ phát triển toàn diện, đầy đủ, theo các phương pháp khác nhau. Các cháu đều có được những lợi ích thiết thực khi tham gia vào hoạt động học chữ sớm. Một, hai tuổi chúng bắt đầu học chữ qua trò chơi, từ một góc độ nào đấy đã thúc đẩy sự phát triển phẩm chất cá tính của trẻ. Điều đó thể hiện ở những mặt sau:
Phát triển khả năng chú ý
Dạy chữ sớm đã tận dụng sự chú ý vô thức của trẻ, rèn luyện sự chú ý có ý thức, giúp trẻ nhanh chóng phát triển khả năng tập trung chú ý. Những đứa trẻ được hướng dẫn học chữ sớm theo đúng phương pháp đều rất vui vẻ hoạt bát, có khả năng chú ý cao. Chúng rất thích "món ăn tinh thần" là các câu chuyện, bài hát thiếu nhi, có trẻ khi bốn tuổi đã tự ngồi đọc sách hơn một tiếng đồng hồ. Mậu Tinh Tinh hơn một tuổi đã rất thích xem câu đối treo trong phòng khách. Khi người lớn đọc câu đối bé cười thích chí. Lâu lâu không đọc, bé "ư, ư" chỉ tay ra hiệu người lớn đọc cho bé nghe. Phàn Tinh bị mắc bệnh eczema căn bệnh bị ngứa kỳ lạ đó rất khó chữa, nhưng khi nghe kể chuyện hoặc đọc sách thì bé ngồi yên, không lấy tay gãi ngứa nữa. Con người sinh ra đã có nhu cầu về cuộc sống tinh thần, biết đọc biết chữ là một trong những con đường quan trọng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và phát triển sức chú ý của trẻ.."
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời nói đâu
PHƯƠNG PHÁP MỚI CÙA VIỆC DẠY CHỮ
Ý NGHĨA CỦA VIỆC BIẾT CHỮ BIẾT ĐỌC SỚM
ĐỐI VỚI SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA NHÂN TÀI
NHỮNG ĐIỀN HÌNH DANH NHÂN BIẾT CHỮ SỚM
TRẺ EM BIẾT SỚM NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG ĐỨA TRẺ BIẾT CHỮ, BIẾT ĐỌC SỚM
MỌI ĐỨATRẺ ĐỀU LÀ THẦN ĐỔNG
TÌM HIẾU NHẬN THỨC ĐẶC THÙ CỦA TRẺ
THỜI KỲ HỌC CHỮ LÝ TƯỞNG NHẤT
KHƠI DẬY LÒNG TỰ TIN, TÍNH CHỦ ĐỘNG
PHÁT TRIỂN TÍNH HIẾU KỲ, LÒNG HAM HỌC HỎI
HÃY LÀM CHO TRẺ HOẠT BÁT, TẬP TRUNG
ĐẾ TRẺ HỌC CHỮ HỌC ĐỌC THÀNH CÕNG
PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC LÀ MỘT TRONG NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG NHÁT
ĐẾ TRẺ KẾT BẠN VỚI CHỮ VIỂT
TRÒ CHƠI HỌC CHỮ CỦA TRẺ
PHƯƠNG TIỆN CƠ BẢN CHO TRẺ BẮT ĐẨU HỌC CHỮ VIẾT
KHẮC PHỤC "TRỞ NGẠI TUỔI LÊN BA"
HỌC CHỮ QUA CÁC TRÒ CHƠI
NHỮNG VÍ DỤ VỀ VIỆC HỌC CHỮ QUA TRÒ CHƠI CỦA TRẺ
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CÁCH DẠY TRẺ HỌC CHỮ
QUA TRÒ CHƠI VỚI TỪNG ĐỘ TUỔI
TÀI LIÊU HỌC CHỮ, HỌC ĐỌC DÀNH CHO TRẺ EM
Phụ lục 1: Kinh nghiệm dạy con
Phụ lục 2: Khung lý luận phương án 0 tuổi
Phụ lục 3: Quá trình tìm tòi và đánh giá phương án 0 tuổi
GS. Phùng Đức Toàn hiện là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nghiên cứu Giáo dục tương lai Trung Quốc, Phó chủ nhiệm thường vụ Uỷ ban thiếu nhi Hiệp hội Ưu sinh và Giáo dục chất lượng cao Trung Quốc. Với những cống hiến của mình cho ngành giáo dục, tên tuổi của ông đã được lưu danh vào những cuốn sách lớn như Từ điển học giả nổi tiếng đương đại Trung Quốc, Những nhân vật nổi tiếng thế giới.