Một số cho thấy ngất xỉu có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là khi nó xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ. Vậy bà bầu bị ngất xỉu phải làm sao?
Ngất thường sẽ tự phục hồi sau một thời gian, khi não hồi phục lại tuần hoàn. Ngất không phải là bệnh mà là một triệu chứng bệnh, điều đó có nghĩa là nguyên nhân ngất là do một bệnh lý khác. Ngất xỉu là tình trạng bị mất ý thức và khả năng hoạt động tạm thời. Triệu chứng sẽ khôi phục sau thời gian ngắn. Trong đa số các trường hợp, ngất xỉu xảy ra do huyết áp thấp làm máu không lên tới não, hoặc do tim không bơm đủ máu có oxy lên não. Vậy bà bầu bị ngất xỉu phải làm sao?
Nguyên nhân ngất xỉu thường là do máu bơm không đủ lên não dẫn đến não thiếu oxy. Máu bơm không đủ có thể do:
Một loại ngất nữa là ngất do phản xạ do dây thần kinh phế vị bị kích thích quá mức làm hạ huyết áp và gây ra ngất. Loại này xảy ra khi hoảng sợ, đau đớn, hoặc ho nghiêm trọng.
Dấu hiệu của ngất xỉu có thể xảy ra vài giây trước khi ngất. Bao gồm tim đập nhanh, loạn nhịp hoặc đập quá chậm. Những triệu chứng khác bao gồm ngáp hay thở gấp, thấy buồn nôn, tự dưng chảy mồ hôi nhiều hoặc bị hoa mắt, ù tai.
Ngất xỉu xảy ra rất khó dự đoán. Nếu bà bầu có một trong những yếu tố sau, mẹ có nguy cơ ngất xỉu cao hơn:
Trong mọi trường hợp, bà bầu hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây ngất xỉu để có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ và thai nhi.
Trong số các trường hợp bà bầu bị ngất xỉu trong ba tháng đầu,nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh non cao hơn, cùng với sự gia tăng các vấn đề về tim mạch và các lần ngất xỉu ở người mẹ. Bên cạnh đó còn có sự gia tăng các dị tật bẩm sinh hoặc nhẹ cân ở trẻ sơ sinh có mẹ bị ngất xỉu nhiều hơn một lần trong khi mang thai.