Cai sữa cho trẻ là một hành trình khá khó khăn đối với cả mẹ và bé. Để có thể thích nghi với việc cai sữa cho bé, mẹ sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn hơn bao giờ hết. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng thời điểm nào sẽ thích hợp để cai sữa cho con và liệu có cách nào giúp cai sữa trở nên dễ dàng hơn không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Trẻ được coi là đã cai sữa khi chúng ngừng bú mẹ và có thể hấp thu được tất cả chất dinh dưỡng từ những nguồn khác ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể được cai sữa bằng bình, điều này thường ám chỉ thời điểm trẻ bắt đầu ngừng bú mẹ.
Nếu bạn thường xuyên chăm sóc con nhằm mang lại sự thoải mái cho bé, bạn có thể tìm những cách khác để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể đọc sách, hát cho trẻ nghe hoặc đưa trẻ vui chơi bên ngoài. Nếu bé tỏ ra không thích với những điều trên, bạn hãy cố gắng bình tĩnh và kiên nhẫn để vỗ về hoặc âu yếm trẻ.
Người mẹ chính là người có thể đánh giá tốt nhất thời điểm cai sữa cho con, và bạn không cần phải đặt ra thời hạn cai sữa cho đến khi bạn và con đã sẵn sàng. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng các bà mẹ nên cho con bú trong vòng ít nhất một năm, thậm chí lâu hơn nếu cả mẹ và bé đều muốn.
Bạn không nên nghe theo tuyệt đối lời khuyên cai sữa từ bạn bè, người thân hay thậm chí là người lạ, vì không có cách nào là đúng hay sai để cai sữa cho trẻ. Bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn thời điểm phù hợp với mình hoặc để con cai sữa tự nhiên khi con lớn hơn.
Việc cai sữa sẽ trở nên dễ dàng nhất khi con bạn bắt đầu không còn hứng thú với việc bú mẹ, và điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc (khoảng 4-6 tháng). Một số trẻ sơ sinh khi được 12 tháng tuổi cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thức ăn đặc thay vì sữa mẹ, nhất là sau khi chúng đã được thử nhiều loại thức ăn khác nhau và có thể uống từ cốc.
Bên cạnh đó, trẻ mới biết đi thường ít quan tâm đến việc bú mẹ hơn khi chúng trở nên năng động hơn và không có xu hướng chịu ngồi yên đủ lâu để bú mẹ. Nếu con bạn quấy khóc, thiếu kiên nhẫn hoặc dễ bị phân tâm trong khi bú, đây có thể là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết rằng con đã sẵn sàng cho việc cai sữa.
Bạn có thể tự quyết định bắt đầu cai sữa cho con khi bạn mong muốn đi làm trở lại. Hoặc đơn giản bạn cảm thấy đây chính là thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ. Nếu bạn đã sẵn sàng nhưng trẻ dường như không có dấu hiệu muốn ngừng bú, bạn có thể cai sữa cho con dần dần.
Việc cai sữa thường mất rất nhiều thời gian và sự kiện nhẫn. Nó cũng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và cách trẻ thay đổi để thích nghi với việc cai sữa.
Ngoài ra, bạn nên tránh áp dụng phương pháp cai sữa kiểu “cold turkey” – cai đột ngột. Các chuyên gia cho rằng việc cai sữa đột ngột có thể gây chấn thương tâm lý cho trẻ và dẫn đến tắc ống sữa hoặc nhiễm trùng vú cho mẹ.
Việc cai sữa cho con cần được thực hiện một cách từ từ và kiên nhẫn. Bạn có thể áp dụng theo một số phương pháp dưới đây:
Bỏ qua một lần cho bú:
Bạn hãy quan sát xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cho trẻ bú bình hoặc cốc sữa thay vì cho con bú. Bạn có thể thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức hoặc sữa bò nguyên chất (nếu con bạn được ít nhất một tuổi). Bên cạnh đó, bạn nên giảm cữ bú từng bữa một trong khoảng thời gian vài tuần để trẻ có thời gian thích nghi. Nguồn sữa mẹ của bạn cũng sẽ giảm tiết dần theo cách này mà không khiến ngực bị căng sữa hoặc bị viêm vú.
Rút ngắn thời gian bú:
Bạn nên bắt đầu giới hạn khoảng thời gian cho con bú. Nếu bạn thường cho con bú trong mười phút, hãy thử rút ngắn xuống năm phút. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, hãy cho trẻ ăn một bữa ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như nước sốt táo không đường, một cốc sữa hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, một số trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể chưa sẵn sàng với thức ăn đặc. Thức ăn đặc được bổ sung cho sữa mẹ cho đến khi con bạn được một tuổi. Các cữ bú trước khi đi ngủ có thể khó rút ngắn hơn vì chúng thường là cữ bú cuối cùng.
Hoãn bú và đánh lạc hướng trẻ:
Bạn có thể thử các hoãn các cữ bú nếu con bạn bú vài lần một ngày. Phương pháp này sẽ đạt được hiệu quả nếu con bạn lớn hơn một chút. Nếu trẻ đòi bú, hãy trấn an và đánh lạc hướng trẻ bằng một hoạt động khác. Trong trường hợp trẻ muốn bú vào đầu giờ tối, hãy cố gắng làm cho trẻ phải đợi cho đến giờ đi ngủ. Để trẻ có thể dễ dàng chuyển sang bú bình, bạn có thể thử đặt một vài giọt sữa mẹ lên môi hoặc lưỡi của trẻ trước khi đưa núm vú của bình sữa vào miệng trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử cho trẻ bú một lượng nhỏ sữa mẹ trong bình sau khi bú khoảng vài giờ, nhưng nên áp dụng trước khi trẻ đói đến mức thiếu kiên nhẫn và bực bội.
Ngay cả trẻ sơ sinh bú mẹ cũng cần bổ sung thêm những chất dinh dưỡng khác mà sữa mẹ không thể cung cấp, chẳng hạn như vitamin D. Nếu bạn cai sữa cho con trước khi con được 1 tuổi, trẻ sẽ cần phải tiếp tục uống sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt. Sau đó, khi con bạn đến tuổi chập chững biết đi, bạn cần cho con ăn nhiều loại thực phẩm hơn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp con phát triển.
Bạn có thể trải qua những thay đổi về thể chất và những thăng trầm trong cảm xúc khi lượng sữa của bạn tăng lên. Khi cơ thể ngừng sản xuất sữa, một số tác dụng phụ có thể xuất hiện.
Chẳng hạn như, bạn có thể thấy mình bị căng sữa do sữa không được thoát ra ngoài thường xuyên. Kèm theo đó, các ống dẫn bị tắc hoặc viêm vú. Ngoài ra, vú cũng có thể bị rò rỉ ra một lượng sữa dư thừa, khiến bạn cảm thấy buồn phiền, lo lắng, hoặc tức giận.
Vậy làm thế nào để có thể giảm thiểu một số triệu chứng khó chịu về thể chất cũng như cảm xúc? Các chuyên gia cho rằng bạn sẽ gặp ít tác dụng phụ hơn (hoặc ít nghiêm trọng hơn) nếu kéo dài quá trình cai sữa.
Bằng cách cho cơ thể của bạn có nhiều thời gian hơn để điều chỉnh và giảm sản xuất sữa, tình trạng căng sữa có thể giảm bớt, từ đó vú bớt bị sưng và đau.
Nếu bạn đã sẵn sàng để cai sữa cho con, một nguyên tắc nhỏ mà bạn nên biết là lập kế hoạch bỏ một lần bú sau 3-5 ngày. Tuy nhiên việc cai sữa có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách giúp giảm thiểu những khó chịu này, bao gồm:
Phòng ngừa viêm vú:
Viêm vú là tình trạng gây ra do nhiễm trùng, có thể đi kèm với các triệu chứng gây đau đớn. Để tránh nguy cơ bị viêm vú khi ngừng cho con bú, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau:
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm vú, chẳng hạn như sốt hoặc nổi mụn đỏ cứng khi đang trong thời gian cai sữa, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị sớm nhất có thể.
Đối mặt với những thăng trầm cảm xúc:
Ngay cả khi bạn cai sữa cho bé chậm và ổn định thì nội tiết tố của bạn cũng sẽ thay đổi. Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi dừng cho con bú, và thậm chí cảm thấy như bạn đang mất đi sự gần gũi với đứa con yêu của mình. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì mối quan hệ của bạn và con sẽ đậm sâu hơn khi năm tháng trôi qua.
Dưới đây là một số mẹo đối phó với những thay đổi cảm xúc nếu nó xảy ra:
Khắc phục triệu chứng đau ngực và căng sữa:
Dưới đây là một số cách chữa đau ngực và căng sữa hiệu quả tại nhà:
Hỗ trợ bé trong suốt quá trình cai sữa:
Thành thật mà nói, việc cai sữa có thể khó khăn đối với cả mẹ và con. Nếu bạn thấy trẻ đang tức giận, hãy hít thở sâu và thử những cách sau:
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app