Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, thai phụ cần nắm rõ ngưỡng đường huyết nguy hiểm để có biện pháp phòng và điều trị thích hợp, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose xảy ra ở phụ nữ có thai. Bệnh được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh, nhưng nếu người bệnh vẫn chưa khỏi bệnh trong vòng 6 tuần sau sinh thì lúc này sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
Các thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.
Các thai phụ có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.
Cách thực hiện như sau: đầu tiên thai phụ sẽ được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó, thai phụ được yêu cầu sử dụng một lượng glucose khoảng 75 g trong vòng 5 phút. Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.
Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:
Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy trong giai đoạn này để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé bạn cần tầm soát tiểu đường thai kỳ. Đồng thời, mẹ bầu cần chú ý:
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app