Rau thai bám mặt trước là tình trạng rau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung, phát triển và bám ở phần dưới của tử cung gần với bụng. Tình trạng này chỉ được phát hiện qua siêu âm thai. Vậy rau bám mặt trước là sao?
Nhau thai là một trong những bộ phận quan trọng góp phần nuôi dưỡng bào thai, có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, đồng thời giúp đào thải các chất thải từ thai nhi. Bên cạnh đó, rau thai còn có vai trò bảo vệ bào thai khỏi những nguy cơ bị nhiễm trùng và tiết ra lượng lớn những hormone nữ để giúp ngăn chặn những cơn co thắt tử cung diễn ra khi chưa tới ngày dự sinh.
Mỗi thai phụ sẽ có vị trí nằm của rau thai sẽ khác nhau. Một số vị trí thường gặp của rau thai là rau thai bám phía trên thành tử cung, rau bám bên trái hoặc bên phải tử cung, rau thai bám mặt sau và rau thai bám mặt trước. Vậy rau bám mặt trước là sao?
Nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung. Thông thường, rau thai sẽ được hình thành ở phần trên của tử cung ngay khi trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, một số trường hợp rau thai phát triển và bám ở phần dưới của tử cung, gần với bụng được gọi là rau bám thấp. Rau thai bám mặt trước được hiểu là rau thai bám ngay phía trước đầu của thai nhi, tức thai nhi nằm phía sau và rau thai nằm phía trước.
Một số vấn đề mà thai phụ có thể gặp phải khi nhau thai bám mặt trước như:
Vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm thai nhằm kiểm tra vị trí bám của bánh rau. Bánh rau bám mặt trước được cho là an toàn nếu như bánh rau trở lại đúng vị trí vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu trong tuần thứ 33 và 34 của thai kỳ, rau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám khá thấp ở tử cung sẽ dẫn tới tình trạng rau tiền đạo. Đối với trường hợp này bác sĩ sẽ phải tiến hành siêu âm để xác định lại vị trí của thai nhi, bánh rau và chỉ định sinh mổ. Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ và cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tình trạng chuyển dạ chậm với những đau đớn và khó chịu ở phần lưng khi sinh.
Tuỳ thuộc vào sức khoẻ của sản phụ và vị trí của nhau thai trong giai đoạn cuối thai kỳ mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định sinh mổ hay sinh thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một số vấn đề để giúp tăng sức khoẻ như sau:
Tóm lại, nhau bám mặt trước là tình trạng nhau thai bám ở vị trí trước của thành tử cung. Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng chuyển dạ chậm với những đau đớn và khó chịu ở phần thắt lưng khi sinh. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app