Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, nhiều mẹ bầu còn lo lắng không biết trước khi mang thai cần bổ sung thuốc gì hay không? Việc uống thuốc khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu về uống thuốc khi mang thai trong bài viết dưới đây.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Viết Nhân, chuyên gia tư vấn di truyền, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, nhiều mẹ bầu còn lo lắng không biết trước khi mang thai cần bổ sung thuốc gì hay không? Việc uống thuốc khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu về uống thuốc khi mang thai trong bài viết dưới đây.
Hiện nay trong việc sử dụng thuốc, nhiều bạn nhầm lẫn giữa thuốc và thực phẩm chức năng dẫn đến việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách.
Năm 2004, Bộ Y tế đã đưa ra thông tư khái niệm về Thực phẩm chức năng như sau: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”, như vậy công dụng của thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ là sản phẩm giúp bổ sung những chất còn thiếu trong cơ thể trong quá trình chuyển hóa và giúp cải thiện tình trạng bệnh trong một số trường hợp.
Khác với Thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh tác động trực tiếp vào quá trình chuyển hóa các chất, làm thay đổi cấu trúc sinh lý và bệnh lý, qua đó sửa chữa và cải thiện những tổn thương trong cơ thể người bệnh.
Đối với thực phẩm chức năng, người ta không yêu cầu kỹ thuật chế biến quá cao người tiêu dùng có thể tự mua và uống không cần chỉ định nhưng với thuốc chữa bệnh thì hoàn toàn ngược lại luôn đòi hỏi các tiêu chuẩn rất khắt khe, không chỉ loại thuốc mà liều lượng cũng như thời điểm sử dụng trong ngày cũng hết sức quan trọng và cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp thực phẩm chức năng cũng có thể được coi như là thuốc. Ví dụ như bị chuột rút bởi thiếu canxi và vitamin D3 thì chỉ cần bổ sung thực phẩm chức năng (vitamin D3 và canxi) là đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh mắc bệnh lý phức tạp hơn, chỉ bổ sung thực phẩm chức năng không có giá trị nhiều và đôi khi lại không có tác dụng. Tốt hơn hết người dùng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Để phân biệt giữa thuốc và thực phẩm chức năng bạn có thể hỏi ý kiến của nhà thuốc, dược sĩ hoặc bạn có thể tự kiểm tra trên nhãn thuốc theo cách đơn giản sau:
Bạn cần cẩn trọng với loại các thực phẩm chức năng và thuốc được gọi là “xách tay” từ Mỹ, Úc hoặc từ các nước phát triển khác vì mức độ tin cậy khá thấp.
Các loại thuốc bạn sử dụng trong thai kỳ đều có thể qua nhau thai để ảnh hưởng lên thai nhi và có thể gây ra các hậu quả như:
Việc gây ra các hậu quả cho thai phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phân loại thuốc thành năm loại theo thứ tự A, B, C, D, X theo mức độ rủi ro mà chúng gây ra cho thai nhi nếu chúng được sử dụng trong thai kỳ. Thuốc được phân loại từ A là những loại thuốc mà nghiên cứu trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy có ảnh hưởng trên bào thai đến X những loại mà nghiên cứu cho thấy có độc tính cao và không bao giờ được sử dụng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ như thalidomide, một loại thuốc trước đây được sử dụng để điều trị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, thuốc đã gây ra tình trạng kém phát triển của cánh tay và chân và các khuyết tật của ruột, tim và mạch máu ở trẻ sơ sinh của phụ nữ dùng thuốc trong khi mang thai.
Hệ thống phân loại này của FDA chủ yếu dựa trên thông tin từ các nghiên cứu trên động vật và ít dựa trên các nghiên cứu được thiết kế tốt ở phụ nữ mang thai vì vậy việc áp dụng hệ thống phân loại trong các tình huống cụ thể là hết sức khó khăn.
Vì những khó khăn và phức tạp này mà FDA yêu cầu trên nhãn thuốc phải bao gồm thông tin cụ thể hơn như sau:
Thông thường, các bác sĩ khi cho thuốc đều tuân theo một quy tắc chung: Chỉ xem xét cho phụ nữ mang thai sử dụng một loại thuốc để điều trị rối loạn khi lợi ích tiềm năng vượt xa những nguy cơ đã biết.
Các bác sĩ sẽ lựa chọn một loại thuốc an toàn hơn để thay thế cho một loại có khả năng gây hại trong thai kỳ ví dụ như để phòng ngừa sự tạo thành cục máu đông, thuốc chống đông máu heparin sẽ được thay cho warfarin. Một số loại kháng sinh an toàn cho thai kỳ, như penicillin, sẽ được sử dụng để điều trị nhiễm trùng v.v...
Hoặc một số loại thuốc có thể gây nguy cơ sau khi đã dừng sử dụng như isotretinoin, một loại thuốc dùng để điều trị mụn da, thuốc được lưu trữ trong vùng mỡ dưới da và được giải phóng chậm vì vậy Isotretinoin có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nếu phụ nữ có thai trong vòng 2 tuần sau khi ngừng thuốc. Do đó, phụ nữ nên đợi ít nhất 3 đến 4 tuần sau khi ngừng thuốc trước khi mang thai.
Qua những thông tin này bạn có thể thấy những nguy hiểm của việc uống thuốc tùy tiện, vì vậy tốt nhất trong thai kỳ, khi cần phải sử dụng thuốc và ngay cả thực phẩm chức năng bạn cần có ý kiến của bác sĩ.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app