Vì sao chúng ta lại nói sữa mẹ là thức ǎn tốt nhất cho trẻ em

a. Trước hết, sữa mẹ là thức ǎn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ nǎng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

b. Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều chất kháng khuẩn, tǎng cường sức đề kháng cho trẻ. Trong sữa mẹ có những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà không một thức ǎn nào có thể thay thế được đó là: các globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.

c. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như ǎn sữa bò.

d. Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế. Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc bất cứ loại thức ǎn nào khác, vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.

e. Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ, có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của đứa trẻ.

g. Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ, vì khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin. Prolactin ức chế rụng trứng, làm giảm khả nǎng sinh đẻ, cho con bú còn làm giảm tỉ lệ ung thư vú.

Chính vì những lý do trên, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Điều quan trọng các bà mẹ khi nuôi con bú cần biết cách cho con bú và có đủ sữa nuôi con.

Cách cho con bú

a. Nhiều bà mẹ, sau khi sinh chỉ thường cho con vú khi cǎng sữa, người ta thường quen gọi là "xuống sữa", như vậy là không đúng, càng làm sữa xuống chậm và càng dễ bị mất sữa. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau đẻ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người mẹ cho con bú, cần cho trẻ nằm gần mẹ suốt ngày.

b. Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ǎn. ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

c. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn. Thời gian cho bú tuỳ theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

d. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mất một số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ǎn bằng cốc.

e. Nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Khi cai sữa cho trẻ cần chú ý:

- Không nên cai sữa cho trẻ quá sớm, khi chưa đủ thức ǎn thay thế hoàn toàn những bữa bú mẹ.

- Không nên cai sữa cho trẻ vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ǎn.

- Không nên cai sữa cho trẻ đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm cho trẻ quấy khóc biếng ǎn.

- Không cai sữa cho trẻ khi trẻ bị ốm nhất là khi bị tiêu chảy vì thức ǎn thay thế trẻ chưa thích nghi được càng bị rối loạn tiêu hoá, dễ gây hậu quả suy dinh dưỡng.

Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ǎn thay thế đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ...) chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả.

Bảo vệ nguồn sữa mẹ

a. Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ǎn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tǎng cân tốt (10 - 12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

b. Khi nuôi con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần được ǎn đủ, uống đủ ngủ đẫy giấc. Người mẹ nên ǎn uống bồi dưỡng. Khẩu phần ǎn cần cao hơn mức bình thường. Hàng ngày ǎn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, hoặc trứng, một ít rau đậu. Nên ǎn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ǎn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ thường có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ǎn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

c. Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng một lít rưỡi đến hai lít).

d. Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những cǎng thẳng, cảm xúc buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.

e. Điều quan trọng để tạo nhiều sữa, người mẹ cần cho con bú thường xuyên và bú đúng cách. Trẻ ngậm bắt bú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh đau rát vú.

Để phòng chống uy dinh dưỡng cho trẻ, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ bởi vì sữa mẹ là thức ǎn tốt nhất cho trẻ, cần cho trẻ bú sớm 30 phút sau khi sinh, cho trẻ bú hoàn toàn 4 tháng đầu, không nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng. Trong thời gian nuôi con người mẹ cần được ǎn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái, lao động nghỉ ngơi hợp lý, được sự quan tâm của mọi người trong gia đình.

Lời khuyên cho những bà mẹ ít sữa

Cho trẻ bú sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên rất nhiều người thường lo lắng vì không có đủ lượng sữa cần thiết cho bé. Những cách đơn giản sau sẽ giúp chị em phần nào giảm bớt những lo lắng này.

1. Cho bé bú đều

Cho bé bú khi bé đói và cho bé bú đều sẽ giúp cơ thể người mẹ tiết ra sữa để đáp ứng nhu cầu của bé .

2. Uống đủ nước

Người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt trong thời gian cho bé bú, uống đủ nước giúp cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa cho bé hơn.

3. Cung cấp đủ calo cho cơ thể

Phụ nữ sợ bị béo phì sau khi sinh nên thường cố giảm bớt lượng calo so với nhu cầu cần thiết của cơ thể khiến cơ thể người mẹ thường mệt mỏi và xanh xao do thiếu máu.

Trong thời gian cho con bú các bà mẹ nên cung cấp hơn 500 calo mỗi ngày, nên lựa chọn những thực phẩm tốt như rau xanh, hoa quả, sữa và những đồ ăn ít béo trong suốt thời gian này.

4. Giảm stress

Stress ảnh hưởng lớn đến việc tiết sữa của cơ thể người mẹ vì thế nghỉ ngơi và thư giãn là cách giúp tăng cường lượng sữa..

Massage ngực thường xuyên cũng giúp tăng lượng sữa tiết ra.

"Sữa chưa xuống"?

Đây là cảm giác chung của các bà mẹ khi thấy bầu vú của mình mềm, trẻ khóc khi cho bú, hoặc ngủ li bì sau một bữa bú sữa bình. Cảm giác này hoàn toàn sai lầm, dẫn đến thực hành sai, kéo theo một chuỗi các hậu quả không tốt cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thực chất của vấn đề là: sữa mẹ đã có sẵn trong bầu vú từ những tháng cuối của thai kỳ, nhưng vì chưa có động tác mút vú của trẻ nên số lượng ít. Chỉ khoảng 10-20ml (2-4 muỗng cà phê) nên vú mềm và không căng sữa.

Các bà mẹ chưa biết cho con bú mẹ đúng cách, trẻ không mút được số lượng sữa cần thiết nên trẻ khóc. Thế là chọn giải pháp cho trẻ bú bình, làm trẻ no, ngủ li bì, bú mẹ muộn hơn, càng làm sữa lâu xuống hơn.

Muốn sữa "xuống" nhanh, sau khi sanh, vừa vệ sinh mẹ và con xong là cho trẻ bú mẹ ngay, dù bầu vú mềm. Phản xạ tống sữa, tạo sữa chỉ đợi động tác mút vú của trẻ để hoạt động.

Với trẻ, lúc mới sanh, số lượng sữa có sẵn trong bầu vú mẹ, dù ít cũng đủ cho trẻ "no và ấm", đồng thời giúp trẻ chống nhiễm trùng, tiêu phân su sớm hơn.

Với mẹ, khi trẻ mút vú sẽ kích thích lên thùy trước tuyến yên tiết ra oxytoxin, làm co bóp cơ trơn của tuyến vú, giúp tống sữa vào miệng trẻ và co bóp cơ tử cung (dạ con), giúp cầm máu sau sanh, kích thích thùy sau tuyến yên tiết ra prolactin, kích thích tế bào tuyến sữa sản xuất ra nhiều sữa hơn.

Mẹ và con nên nằm chung một phòng, hoặc cùng giường, nhờ vậy, mẹ có thể cho con bú bất kể khi nào trẻ muốn. Không nên cho trẻ bú nước, mật ong, nước chanh, sữa bình trước khi bú mẹ.

Như vậy, muốn sữa xuống sớm và nhiều thì cần cho trẻ bú mẹ ngay sau sanh, mẹ nằm cùng con và cho trẻ bú nhiều lần - bú theo nhu cầu của trẻ, không cho trẻ uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ trước cữ bú đầu tiên của trẻ.

Thiếu sữa

Đây là lý do thường gặp nhất để các bà mẹ cho trẻ bú bình. Thực chất, tất cả các bà mẹ đủ sữa cho con mình bú. Chỉ một số rất ít (dưới 2%) bà mẹ là không đủ sữa cho con.

Lý do mà các bà mẹ cho rằng mình thiếu sữa là thấy vú mềm, không căng sữa, trẻ khóc nhiều hoặc trẻ đòi bú nhiều.

Muốn biết trẻ có bú đủ sữa mẹ hay không ta cần kiểm tra số lần đi tiểu và cân nặng của trẻ. Nếu trong ngày, trẻ chỉ bú mẹ, không uống nước mà đi tiểu trên 6 lần nghĩa là mẹ đủ sữa cho trẻ bú. Hoặc ta cân trẻ mỗi tuần, nếu trẻ tăng hơn 125g trong 1 tuần là mẹ đủ sữa cho trẻ.

Như vậy những cảm giác trên của bà mẹ là không đúng, vú mềm là do cấu trúc của vú bà mẹ nhiều mô mỡ nên không sờ thấy như tuyến vú căng sữa dễ nhận thấy ở vú của những bà mẹ ít mô mỡ. Trẻ khóc nhiều vì nhiều nguyên nhân chứ không phải là mẹ thiếu sữa.

Trẻ đòi bú nhiều là do sữa mẹ nhanh tiêu nên trẻ mau đói, đòi bú nhiều hơn, chứ không phải thiếu sữa. Trong một thời gian ngắn, sữa mẹ sẽ tăng lên đủ cho nhu cầu của trẻ, trẻ sẽ đòi bú ít đi.

Muốn tăng sữa, mẹ cần:

• Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, ít nhất 8 lần/ngày.

• Bú cả ngày lẫn đêm. Vì trẻ mút càng nhiều thì càng kích thích phản xạ oxytoxin và prolactin của người mẹ làm sản xuất sữa nhiều hơn và tống sữa ra dễ dàng hơn.

• Không cho trẻ bú sữa ngoài hay những loại thức ăn nào khác, vì như vậy làm trẻ bú mẹ ít đi và hậu quả mẹ sẽ ít sữa thật sự (giống như cơ chế cai sữa: không cho bú, sữa mẹ sẽ dần dần không tiết ra nữa).

• Bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, tức ăn thêm 1 chén mỗi bữa hoặc ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Có thể ăn những thức ăn mà bà mẹ tin tưởng sẽ tiết nhiều sữa như: chân giò hầm đu đủ xanh, xôi đậu, sữa hột gà hoặc chỉ là một bữa cơm có đủ canh, rau, thức ăn phù hợp với hoàn cảnh của bà mẹ, và nên uống nhiều nước.

• Bà mẹ cần yên tâm rằng mình đủ sữa cho con bú, vì nếu lo lắng sẽ ức chế các phản xạ tiết sữa và tạo sữa, làm cho trẻ bị thiếu sữa thật sự.

• Những người xung quanh: người thân, hàng xóm, nhân viên y tế,… cần hỗ trợ cho bà mẹ yên tâm là mình đủ sữa cho con. Bà mẹ cần được nghỉ ngơi và vui vẻ.

Thấy vú mẹ là ngó lơ

Cha mẹ nào mà chẳng thương con, thấy con cứ nhìn vú mẹ mà quay ngoắt đầu đi nơi khác, la khóc inh ỏi, hoặc có khi thấy vú mình sao nhiều sữa, mà con không tăng trọng tốt, liền vội vàng cho con bú bình ngay, cho rằng sữa mình “chua, nóng” quá, khiến con “chê”!

Trẻ bỏ bú mẹ có nhiều nguyên nhân:

• Cần xem trẻ có bị bệnh không: nếu trẻ lên cân tốt, chơi ngủ bình thường, không sốt, không có triệu chứng nào khác là trẻ khỏe. Nếu cần, phải đưa trẻ đi bác sĩ kiểm tra sức khỏe.

• Trẻ bị nghẹt mũi: trẻ có thể bị sổ mũi, nghẹt mũi do nhiễm siêu vi; cần phải thông mũi trước khi bú.

• Trẻ bị nấm miệng: lưỡi trẻ bị đóng bợn trắng dày và dơ, khi rơ lưỡi trẻ khóc và chảy máu, cần phải đến bác sĩ để có thuốc rơ miệng cho trẻ.

• Trẻ quá nhỏ (dưới 1.800gr): trẻ không đủ sức mút vú mẹ, cần vắt sữa ra ly đút cho trẻ.

Nếu đã loại trừ các nguyên nhân trên mà trẻ vẫn bỏ bú là do vấn đề bú mẹ:

• Trẻ bú xa mẹ, trẻ không được bú thường xuyên, không có sự tiếp xúc da kề da (hơi ấm) của mẹ, có thể nói trẻ “giận” mẹ. Do đó, cần gần gũi, ẵm bồng và nói chuyện với trẻ thường xuyên, khi cho bú cũng như lúc trẻ chơi. Nên để mẹ ngủ cùng con, cho trẻ bú nhiều lần, bất cứ khi nào trẻ muốn.

• Trẻ bú bình: Vì cách bú bình hoàn toàn khác cách bú mẹ. Bú bình là “bú núm” (miệng trẻ chúm lại), còn bú mẹ là “bú quầng” (miệng trẻ mở to). Do đó, không nên cho trẻ bú bình khi đang cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Nếu cần thì cho trẻ uống sữa bằng muỗng hay ly.

• Tư thế bú sai: làm trẻ không ngậm bắt vú tốt, không nhận đủ sữa, nên trẻ bỏ bú. Cần phải bế trẻ đúng tư thế, đầu và thân thẳng hàng, bụng áp sát bụng mẹ, đỡ vai mông trẻ, mũi trẻ phải đối diện vú mẹ,… có như vậy trẻ mới ngậm bắt vú tốt để có thể nhận đủ sữa mẹ.

Trẻ chậm lên cân dù mẹ nhiều sữa?

Mẹ nhiều sữa nhưng trẻ lại chậm lên cân, làm cho sữa mẹ bị oan là “nóng”, “chua” - điều này khiến các bà mẹ cho con bú bình. Thực chất của vấn đề là: thành phần sữa không giống nhau: sữa đầu bữa bú (gọi là sữa đầu - có màu trắng trong), nhiều nước, nhiều đường, nhiều đạm và vitamin; sữa cuối bữa bú (gọi là sữa cuối - có màu trắng đục), nhiều chất béo, đậm độ năng lượng. Tốt nhất là trẻ bú được cả “sữa đầu” lẫn “sữa cuối” thì sẽ nhận hết sự ưu việt của sữa mẹ. Nhưng vì mẹ nhiều sữa nên trẻ mới bú được sữa đầu thì đã no không bú nữa, do đó trẻ chỉ nhận được “sữa đầu” ít năng lượng, nên không tăng cân. Hoặc, do bà mẹ cho con bú một chút bên này, một chút bên kia nên trẻ cũng chỉ nhận được “sữa đầu”. Muốn trẻ lên cân tốt thì cần cho trẻ bú một lần hết một bên bầu vú, nếu còn đói thì bú thêm bầu vú bên kia, và cữ sau cho bú ngược lại (tức là bú bên kia trước). Nếu trẻ chưa bú hết 1 bầu vú mà đã no thì có thể vắt bớt sữa đầu ra ly, cho trẻ bú “sữa cuối” trước, sau đó đút cho trẻ uống thêm sữa đầu (vắt ra ly) nếu thấy trẻ còn đói. Dần dần sữa mẹ sẽ điều chỉnh, tiết ra vừa đủ với số mà trẻ cần.

Trẻ khóc nhiều?

Trẻ khóc nhiều làm mẹ luôn cho rằng mình thiếu sữa. Thực ra khi trẻ khóc có nhiều nguyên nhân. Cụ thể như sau:

• Trẻ bị bệnh: cần đưa trẻ đi khám.

• Trẻ tạm thời tăng trưởng nhanh, yêu cầu nhiều sữa hơn, điều này hay xảy ra lúc 2-3 tháng tuổi: cần thiết cho trẻ bú nhiều lần và mẹ cũng phải ăn nhiều hơn. Chỉ sau vài ngày, sữa mẹ sẽ tiết đủ nhu cầu của trẻ. Không nên cho trẻ bú bình vì như thế sẽ làm trẻ bú mẹ ít đi, dẫn đến sữa mẹ càng không đủ cho trẻ.

• Trẻ bị “colic”: đó là những cơn khóc không rõ nguyên nhân, trẻ chỉ khóc trong một thời gian nhất định thường là chập tối, kéo dài 1-2 giờ, sau đó tự nín. Khi nghĩ đến điều này phải loại trừ trẻ không bị bệnh, trẻ không bú bình, bú mẹ tốt và trẻ tăng cân bình thường. Khi chắc chắn trẻ khóc do “colic” thì bà mẹ yên tâm là không phải do mình thiếu sữa, cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường. Bế trẻ lên lấy tay, áp sát bụng trẻ, có thể để ba bế trẻ lên và áp bụng trẻ vào vai mình. Một thời gian trẻ sẽ hết. Không nên cho bú bình.

• Có thể trẻ bị dị ứng sữa bò do mẹ uống. Nếu mẹ ngưng sữa bò mà trẻ nín thì mẹ nên cữ sữa bò. Còn nếu mẹ ngưng uống sữa bò mà trẻ vẫn khóc thì không phải nguyên nhân này, mẹ vẫn có thể uống sữa bò bình thường.

• Trẻ khóc nhiều có thể do “cá tính” của trẻ, thích được ẵm bồng, thích được nâng niu. Với trẻ này cần luyện tập một cách từ từ.

Như vậy trẻ khóc có nhiều nguyên nhân chứ không phải là mẹ thiếu sữa. Cần tìm nguyên nhân để có cách giải quyết đúng nhất. Không nên cho trẻ bú bình trước khi tìm nguyên nhân.

Bảo quản sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường gặp vấn đề khó khăn là không thể cho con bú trong khi đi làm trở lại. Chúng ta có thể vắt sữa mẹ và bảo quản để trẻ tiếp tục được bú mẹ trong thời gian các bà mẹ đi làm.

Chứa sữa mẹ tốt nhất là trong bình sữa chuẩn bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh.

Bảo quản sữa mới vắt trong nhiệt độ phòng có thể được:

- Đến 4 giờ ở nhiệt độ 80 độ F (tương đương 27 độ C)

- Đến 10 giờ ở nhiệt độ 70 độ F (tương đương 21độ C)

- Đến 24 giờ ở nhiệt độ 60 độ F (tương đương 16 độ C), thí dụ trong túi đá lạnh

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh?

Có thể bảo quản sữa mẹ trong 5 ngày ở 4 độ C

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh có thể được 2 tuần.

Lưu ý: Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi bạn làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.

Làm ấm sữa

Lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng có thể tạo ra các “hạt nóng” có thể gây phỏng con bạn. Không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng.

Nên làm ấm sữa bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm, hoặc đặt bình sữa dưới vòi nước ấm, và làm ấm đến nhiệt độ phòng. Trẻ sơ sinh có thể từ chối không chịu uống sữa mới lấy ra từ tủ lạnh, tuy nhiên uống sữa lạnh thì không có hại.

Có thể cho trẻ dùng lại lượng sữa mẹ còn thừa ở cữ trước hay không?

Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể cất vào tủ lạnh lượng sữa mẹ còn thừa mà trẻ chưa uống hết và cho trẻ uống tiếp vào cữ sữa ngay kế tiếp sau đó. Nếu có vấn đề gì nghi ngờ, tốt nhất bạn nên bỏ lượng sữa thừa này đi.

Làm tan sữa đông lạnh bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm. Cho trẻ sử dụng sữa hoặc có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa. Không nên làm đông lạnh sữa lần thứ hai.

Tại sao sữa mẹ đông lạnh có thể có mùi khi làm tan đông?

Lipase là một loại men tiêu hóa chất béo, vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Một số bà mẹ có hàm lượng men lipase trong sữa cao và khi làm tan đông, sữa của những bà mẹ này thường có mùi và nếm có vị của xà phòng.

Sữa mẹ như thế cũng không có hại gì cho trẻ, nhưng trẻ thường không thích và từ chối không chịu bú.

Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi nhẹ sữa của bạn trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase, bằng cách hâm nóng sữa lên đến 180 độ F, tương đương 82 độ C, hoặc đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi. Sau đó làm lạnh nhanh và lưu trữ.

Bú mẹ không làm tăng IQ của trẻ

Những trẻ bú mẹ được xem là thông minh hơn bởi mẹ của chúng thông minh chứ không phải vì dưỡng chất có trong sữa mẹ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Anh nhấn mạnh rằng vẫn có rất nhiều lợi ích khác từ bú mẹ.

Trưởng nhóm nghiên cứu Geoff Der cho biết: “Vấn đề về mối liên quan giữa IQ và bú mẹ đã được tranh luận kể từ nghiên cứu đầu tiên năm 1929. Đúng là những trẻ bú mẹ thường đạt được thành tích cao trong học tập và thực hiện các bài test kiểm tra trí tuệ tốt hơn nhưng đó là do chúng được tạo nhiều cơ hội và có một nền móng tốt hơn những đứa trẻ khác".

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 5.000 trẻ và 3.000 bà mẹ tại Mỹ. Họ phát hiện ra rằng những bà mẹ cho con bú cũng thường thông minh hơn và điều này được xem là cơ sở cho việc phản bác lại quan điểm bú mẹ có liên quan với IQ của trẻ.

Bằng chứng này càng được củng cố khi các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh những gia đình mà 1 trẻ được bú mẹ còn trẻ kia thì bú bình. Kết quả cho thấy những đứa trẻ bú mẹ không thông minh hơn anh chị em của mình.

Đặt các kết quả trên cùng với những nghiên cứu khác về chỉ số IQ của mẹ cũng cho thấy lập luận việc bú mẹ không liên quan đến IQ của trẻ là hoàn toàn đúng.

Ông Der cho biết: “Nghiên cứu này đã cho thấy trí thông minh của trẻ phụ thuộc và nhiều nhân tố khác chư không phải là bú mẹ”.

Nghiên cứu của tạp chí British Medical đã được công bố bởi Hội đồng nghiên cứu Y khoa và ĐH Edinburgh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bà mẹ cho con bú thường thông minh hơn, có trình độ học vấn cao và luôn cố gắng tạo môi trường tốt nhất cho trẻ.

Việc bú mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả 2 mẹ con. Nó gắn liền với những lợi ích sức khỏe.

Chỉ cần một ngày bú mẹ cũng đủ để ổn định lượng đường trong máu của trẻ và cung cấp các kháng thể tự nhiên chống lại bệnh tật.

Những trẻ bú mẹ được xem là ít bị mắc các bệnh tiêu chảy, nôn mửa và nhiễm trùng đường thở. Bú mẹ cũng có tác dụng lâu dài đó là giảm nguy cơ bị huyết áp và béo phì.

WHO khuyến nghị rằng trẻ nên được bú mẹ ít nhất là trong 2 năm đầu đời.

Vì sao nên cho trẻ bú mẹ sau khi sinh?

Sau khi sinh, thời điểm nào là tốt nhất để bạn cho bé bú? Ngoài sữa mẹ, bé cần thêm gì nữa không? Làm thế nào để nuôi con bằng sữa mẹ được thuận lợi và đạt hiệu quả cao?

Không phải ai cũng biết cách duy trì tốt nguồn sữa mẹ - chất dinh dưỡng quí báu nuôi trẻ. Thời gian quan trọng nhất của nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là những ngày đầu tại bệnh viện. Trẻ vừa lọt lòng mẹ, hộ sinh đã đặt nằm trên ngực mẹ để được tiếp xúc da-kề-da với mẹ, tạo sự gắn bó mẹ - con và giúp cho NCBSM thuận lợi. Một số điều cần làm trong những ngày đầu tại bệnh viện để NCBSM thành công:

Cho trẻ bú sớm sau sanh

Mẹ sanh thường, có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau sanh. Mẹ sanh mổ, thời gian bắt đầu khoảng 6 giờ sau mổ sanh, vì mẹ phải hồi phục sau tác dụng của thuốc mê. Trường hợp gây tê để mổ thì thời gian ngắn hơn. Thường, sau 6 giờ, nếu hậu phẫu ổn, mẹ được chuyển phòng để nằm cạnh con và tập cho con bú. Con cần nằm cùng giường với mẹ hoặc nằm nôi cạnh mẹ. Sự tiếp xúc mẹ con qua những cái vuốt ve, cái nhìn trìu mến, thương yêu, có tác động tinh thần giúp mẹ mau xuống sữa.

Đa số bà mẹ thường chờ “sữa xuống” tức là 1-2 ngày sau sanh mới cho bú, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Cho bú muộn, trẻ không nhận được sữa non. Trong đó có nhiều sinh tố A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp bé chống sự nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ vàng da. Ngoài ra, cho trẻ bú muộn, sẽ làm chậm sự tiết sữa của mẹ. Động tác mút vú mẹ sẽ kích thích sự tiết oxytocin ở não mẹ. Đó là chất làm cho sữa trong vú chảy ra, đồng thời cũng có tác dụng làm co cơ tử cung giúp ngưng chảy máu sau sanh.

Ngoài sữa non không nên cho trẻ uống thêm bất cứ thứ gì khác

Nếu không cho trẻ bú sớm trong những ngày đầu sau sanh thì bà mẹ phải cho trẻ loại thức ăn khác như: sữa bột, nước đường, nước cam thảo... Các thức uống này dễ nhiễm khuẩn, khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy. Nước cam thảo làm xuất tiết nhiều đàm nhớt nên dễ làm trẻ nghẹt thở. Trẻ dễ hình thành khả năng không dung nạp chất protein trong sữa nhân tạo nên dễ bị dị ứng, chàm. Trẻ sẽ mất cảm giác thích sữa mẹ vì không còn cảm thấy đói. Nếu trẻ bú bình với núm vú cao su thì sẽ gặp khó khăn trong việc ngậm bắt vú mẹ. Trẻ không mút vú tốt sẽ làm mẹ bị căng tức vú, gây cho mẹ gặp nhiều khó khăn khi NCBSM và dễ dẫn đến việc ngừng cho con bú sớm.

Khi bế bé để cho bú, cần lưu ý tư thế bế đúng

• Đầu và thân bé trên cùng một đường thẳng

• Bụng bé áp sát bụng mẹ

• Mặt bé đối diện với vú, môi đối diện với núm vú

• Đỡ đầu, thân và mông bé.

Dấu hiệu ngậm bắt vú tốt:

• Miệng bé mở rộng

• Cằm bé chạm vào vú mẹ

• Môi dưới đưa ra ngoài

• Bé ngậm cả quầng vú, quầng vú còn lại ở phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới

• Má bé phồng ra.

• Khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và ta có thể nghe tiếng nuốt “ực” của bé.

Thời gian bú: trung bình từ 5-20 phút. Nếu bé bú chậm thì cũng chỉ ngừng cho bú khi bé muốn ngừng, không ngừng sớm vì bé sẽ không nhận đủ sữa. Mẹ nên thường xuyên cho bú và nên cho bú đêm, nếu bé đòi, vì sữa xuống nhiều và nhanh hơn. Không nên qui định khoảng cách giữa 2 lần bú. Nên cho bú hết vú này rồi hãy cho bú sang vú kia. Không nên cho bú một nửa vú này rồi một nửa vú kia vì như vậy bé sẽ không nhận được sữa cuối. Sữa cuối giàu chất béo giúp trẻ mau lớn. Ngoài ra, lượng sữa còn tồn đọng trong vú sẽ ức chế, ngăn cản sự tạo sữa. Nếu bé bú không hết bầu sữa thì mẹ phải vắt hết sữa để tiếp tục tạo sữa.

Những ngày đầu sau sanh bé sẽ bị sụt cân, có khi đến 10% cân nặng của bé khi sanh. Nếu cho bú mẹ ngay, bé sẽ lên cân nhanh hơn trẻ không được bú mẹ ngay và sau 10 ngày sẽ trở lại cân nặng lúc ban đầu.

Trường hợp mẹ có cắt may tầng sinh môn hay mổ sanh, trong khi cho con bú, mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc: kháng sinh (Ampicilin, Amoxicilline, Cephalexin), thuốc giảm đau hạ sốt (Paracetamol, Aspirin), với liều bình thường mà không ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Các loại sinh tố, khoáng chất (sắt, iod,…), một số thuốc trị bệnh khác như: cao huyết áp, tiểu đường, suyễn, dị ứng,… cũng có thể dùng cho bà mẹ NCBSM.

Tóm lại, những ngày đầu tiên cho con bú là thời gian rất quan trọng, quyết định sự thành công của việc NCBSM. Cán bộ y tế cần tham vấn tốt cho những bà mẹ trẻ, nhất là mẹ sinh con so, về cách cho con bú, cách bảo vệ nguồn sữa mẹ, cách xử trí khi gặp những khó khăn do núm vú, đau vú,... Thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ y tế, chắc chắn các bà mẹ sẽ thành công khi NCBSM. 

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sau sinh
BÀI MỚI ĐĂNG