Đã hoàn thành

Nhận thức: Nhận ra bố mẹ

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Giúp bé nhận ra bố mẹ, tăng cường mối quan hệ bố mẹ và con; thúc đẩy sự phát triển năng lực nhận biết cho bé

Độ tuổi thích hợp Từ 4 tuần tuổi
Dụng cụ / Chuẩn bị

Không yêu cầu

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Chúng ta có thể ôm bé khi bé tỉnh, nhìn vào khuôn mặt của bé với khoảng cách 20–30 cm. Mắt mẹ nhìn vào mắt bé, cùng với bé trò chuyện một cách nhẹ nhàng, đồng thời có thể vuốt ve khuôn mặt của bé hoặc để cho các ngón tay của bé nắm chắc lấy ngón tay trỏ của mẹ, lay động các ngón tay một cách chầm chậm.

2
Lúc này mẹ có thể dỗ bé bằng việc hát cho bé một bài hát hoặc thì thầm những lời nói âu yếm bên tai bé, mỗi ngày chúng ta vừa ôm bé vừa làm như vậy một lúc. Trò chơi này xem ra đơn giản, nhưng chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự giao lưu gắn kết tình cảm giữa mẹ con, làm cho bé có thể tiếp nhận được sự an toàn, ấm áp, cảm nhận được tình thương dạt dào của mẹ khi nằm trong lòng mẹ.

3
Tình yêu và sự vuốt ve của mẹ mang đến cảm giác an toàn như khi bé nằm trong tử cung của mẹ, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trung tâm xúc cảm cho bộ não của bé. Trò chơi này còn có thể thúc đẩy sự phát triển năng lực nhận biết cho bé. Các bé có độ tuổi từ 1~2 tháng có thể nhìn rõ các đồ vật cách bé 20–30cm, khi mẹ nhìn bé thì bé có thể nhìn thấy được nụ cười, khuôn mặt dịu hiền của mẹ. Bài tập này cũng giúp luyện thị lực cho bé.

4
Rèn luyện các động tác phát âm: Mẹ ngồi cách bé khoảng 20cm và có các động tác như há miệng to để dạy cho bé há to miệng. Tiếng gọi, bài hát và những lời thì thẩm thân mật khi mẹ đối diện với bé có thể kích thích và làm phong phú thêm âm thanh cho bé. Bé có thể dần dần quen thuộc với ngữ âm của mẹ, đồng thời bé còn chú ý đến mối quan hệ giữa động tác và âm thanh phát ra từ miệng của mẹ, bé cũng có thể học được các động tác của miệng. Thường xuyên chơi trò chơi này, các bé có thể cảm nhận những âm điệu thân thiết, cảm nhận được tình yêu của mẹ dành cho bé. Tình mẹ sẽ mang lại cho bé niềm vui vô giá. Khi bé nằm gọn trong lòng mẹ, bé thường nắm chắc lấy ngón tay của mẹ hoặc bé sẽ vuốt ve khuôn mặt của mẹ, điều này có thể kích thích xúc giác của bé.

5
Các bé mới sinh ra thường thích quan sát khuôn mặt, chủ yếu là các đường nét và đôi mắt trên khuôn mặt; nhưng bé cũng có xu hướng thích ngắm nhìn các đồ vật động đậy, ví dụ đôi môi đang nói chuyện, nếu bố mẹ bé nói chuyện một cách sinh động, đôi mắt chuyển động, đôi môi mấp máy vừa mở vừa khép, thì các bé cũng có thể mấp máy môi và thè lưỡi. Nếu ta duỗi 5 ngón tay ra trước mặt bé với khoảng cách 20~25cm, sau đó đung đưa đi lại trước mặt bé thì các bé sẽ nhìn theo các ngón tay đó, nhìn mãi cho tới khi khoảng cách của bàn tay xa dần.

Lưu ý / Ghi chú

Các bé chưa biết nói chuyện mà bé chỉ biết khóc. Khi bé khóc, bố mẹ nên mô phỏng lại tiếng khóc của bé, các bé có xu hướng rất nhạy cảm với loại phản ứng này, bé sẽ ngừng khóc để lắng nghe, sau đó lại khóc. Chúng ta càng mô phỏng tiếng bé khóc, thì bé sẽ càng chăm chú lắng nghe. Sau đó, bé sẽ tự nhiên phát ra các tiếng “a”, “o”, lúc đó chúng ta có thể phát ra âm giống bé, đây chính là điểm bắt đầu của nói chuyện. Các bà mẹ cũng có thể thì thầm nhỏ nhẹ bên tai bé, gọi yêu tên của bé lên.

Các trò chơi giới thiệu ở đây người lớn có thể cảm thấy thật vô vị và khô khan cứng nhắc, nhưng chỉ cần có thể vui vẻ chơi cùng các bé thì các bé sẽ cảm thấy nó thật thú vị và các bé sẽ lớn dần qua những trò chơi này.


Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Giới thiệu Khóa học Tập vận động và Giáo dục sớm cho trẻ 0-2 tuổi

Khóa học Tập vận động và Giáo dục sớm cho trẻ 0-2 tuổi

Tập vận động và Giáo dục sớm đầy đủ, hiệu quả cao với hàng trăm hoạt động theo PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀ SHICHIDA.

Khóa học cung cấp hàng trăm game được biên tập kỹ lưỡng giúp bé đạt các cột mốc phát triển sau:

Vận động thô
(Lăn, bò, trườn, đi, đứng...)
  • 1 tháng: Nâng đầu
  • 2.5 tháng: Bé biết lẫy
  • 5.5 tháng: Bé biết ngồi
  • 7 tháng: Bé biết trườn
  • 8 tháng: Bé biết
  • 9 tháng: Đứng lên và đi có bám
  • 11 tháng: Đi vững
  • 14 tháng: Bé biết chạy
  • 21 tháng: Bé nhảy được tại chỗ
Kỹ năng Ngôn ngữ
  • 20 - 30 ngày tuổi: Phát âm oo, ah, ee...
  • 6.5 tháng: Nói bập bẹ
  • 10.5 tháng: Nói từ đơn có nghĩa
  • 17.5 tháng: Nói được câu 2 từ
  • 20 tháng: Hiểu, chỉ tên, nói được các hình khối, đồ vật, con vật
Kỹ năng Cá nhân - Cảm xúc - Xã hội
  • 20 ngày: Bé biết cười đáp
  • 7.5 tháng: Bé biết vẫy tay tạm biệt
  • 10 tháng: Bé biết uống nước bằng cốc
  • 13.5 tháng: Biết cởi quần áo
  • 20.5 tháng: Biết mặc quần áo đơn giản
  • 22 tháng: Làm việc nhà
  • 24 tháng: Tự đánh răng
Vận động tinh
(Bàn tay và các ngón tay)
  • 2 tháng tuổi: Nắm 2 bàn tay
  • 7.5 tháng: Nhặt bằng ngón cái
  • 9 tháng: Ăn bốc bằng tay và biết dùng cốc
  • 12 tháng: Vẽ trên giấy
  • 16.5 tháng: Xếp chồng các khối
  • 19.5 tháng: Dùng thìa xúc ăn
  • 24 tháng: Biết ném và bắt bóng
  • 24 tháng: Có biểu hiện thuận tay
Khả năng nắm bắt ngôn ngữ, chữ viết
Kỹ năng lôgic toán học, khoa học
Khả năng cảm thụ âm nhạc
Khả năng tưởng tượng về không gian
Kỹ năng giao tiếp, có khả năng hiểu và giao tiếp với người khác
Kỹ năng quan sát tự nhiên

Các bài học khác
0 - 3 tháng tuổi