Âm nhạc đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Con dần nhạy cảm hơn với âm thanh đó mẹ!
Thai nhi 21 tuần tuổi, các cơ quan tiêu hóa đã gần hoàn thiện; thai nhi 22 tuần tuổi, xương cốt phát triển hoàn toàn; thai nhi 23 tuần tuổi, hình thái thai nhi gần với trẻ sơ sinh; thai nhi 24 tuần tuổi nhạy cảm hơn với âm thanh, cần tiếp tục cho thai nhi nghe nhạc, nói chuyện và hát.
Cơ thể người mẹ ngày càng nặng nề, cử động chậm chạp, vụng về, cân nặng tăng nhanh, có thể xuất hiện hiện tượng đau lưng, eo, âm hộ và căng tĩnh mạch ở thân dưới.
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG ĐỜI SỐNG SINH HOẠT THÁNG NÀY
1. Chú ý nghỉ ngơi: Đảm bảo ngủ đủ giấc, hàng ngày tốt nhất nên duy trì thời gian ngủ là 10 tiếng.
2. Vận động thích hợp: Không nên vận động mạnh, nghiêm cấm thực hiện các hoạt động nặng, tránh chèn ép lên vùng bụng như: chạy bộ, nhảy cao, cử tạ, trượt pa tanh, leo núi, trượt băng, chơi bowling…
3. Kiểm tra trước khi sinh: Đừng quên đến bác sĩ kiểm tra 2 lần trước khi sinh, ít nhất cần kiểm tra huyết sắc tố 2 lần trong giai đoạn cuối thai kì để phát hiện sớm bệnh thiếu máu.