Khi mang thai, kích thước thai là một trong những chỉ số được bác sĩ theo dõi sát sao để đánh giá mức độ tăng trưởng của con. Nhiều mẹ bầu cho rằng, thai to là một dấu hiệu tốt cho thấy mẹ đang nuôi con khỏe mạnh, tuy nhiên sự thực không phải vậy. Có những trường hợp thai to phát triển quá mức gây ảnh hưởng đến mẹ và bé cũng như gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, kích thước thai sẽ tăng dần cho đến khi đạt tới kích thước tiêu chuẩn, trẻ sơ sinh sinh ra sẽ nặng khoảng 2,8 - 3,5 kg. Nếu thai sinh ra nặng hơn 4kg thì gọi là thai to, bác sĩ có thể phát hiện sớm thai to hoặc nguy cơ thông qua theo dõi kích thước thai trong thai kỳ. Thai nhi có kích thước quá lớn không phải là dấu hiệu đáng mừng, thay vào đó còn gây khó khăn và nguy hiểm hơn cho mẹ và bé trong quá trình sinh nở. Đặc biệt những thai nặng đến trên 4,5 kg dễ gây biến chứng cho sản phụ nhất là khi phải sinh thường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai to, thai phát triển quá mức, trong đó chủ yếu là cân nặng của mẹ bầu, yếu tố di truyền, dinh dưỡng và sức khỏe khi mang thai.
Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mang thai to và biến chứng khi mang thai to:
Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thì sẽ có nguy cơ gây biến chứng thai to.
Nếu mẹ bầu đã bị béo phì, thừa cân trước khi mang thai và không kiểm soát được chế độ ăn uống, cân nặng khi mang thai, mẹ bầu dễ mang thai to. Trường hợp này nguy cơ biến chứng thai to cũng nguy hiểm hơn do béo phì thường đi kèm với các bệnh lý tim mạch,…
Không phải tất cả các trường hợp song theo thống kê, những bà mẹ mang thai nhiều lần thì bé sau thường nặng cân hơn so với bé trước. Như vậy, mang thai nhiều lần cũng là yếu tố khiến mẹ mang thai to.
Ngày dự sinh được các bác sĩ tính toán đưa ra dựa trên sự phát triển bình thường của thai nhi, tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó mà thai sinh muộn hơn ngày dự sinh. Thời gian này em bé trong bụng mẹ tiếp tục tăng cân và phát triển nên dễ dẫn đến thai to, nhất là trường hợp mang thai kéo dài trên 40 tuần.
Nếu trong chế độ ăn khi mang thai, mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột đã tinh chế, chất bột đường,… sẽ làm tăng cân nặng nhanh chóng, ngoài ra còn dẫn đến sự phát triển quá mức của thai.
Với các đối tượng nguy cơ cao trên, khi mang thai sẽ cần theo dõi sát sao sự phát triển kích thước thai để can thiệp, kiểm soát sớm khi có dấu hiệu thai phát triển quá mức bình thường.
Phát hiện sớm nguy cơ mang thai to là điều cần thiết để điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập để kiểm soát sự phát triển của thai. Tuy nhiên, phát hiện thai to bình thường không phải dễ dàng, chủ yếu bác sĩ kiểm tra khám định kỳ mới có thể phát hiện.
Một số dấu hiệu mang thai to bao gồm:
Để kiểm tra kích thước thai nhi, chỉ số chiều cao tử cung được các bác sĩ sử dụng, đo từ phần xương mu đến đỉnh tử cung. Thông thường khi thai từ 16 tuần tuổi trở đi, chiều cao tử cung sẽ tương ứng với tuổi thai tính theo tuần. Khi chiều cao tử cung vượt quá mức so với tuổi thai nghĩa là mẹ bầu đang mang thai to.
Thai to phát triển quá mức thường đi kèm với mẹ bầu có quá nhiều nước ối, phát hiện qua kiểm tra cân nặng, siêu âm hoặc đo vòng bụng.
Khám thai định kỳ, đo vòng bụng kiểm tra kích thước thai thường xuyên là cách tốt nhất phát hiện sớm tình trạng mang thai to, từ đó có biện pháp kiểm soát và chăm sóc tốt hơn.
Nhiều trường hợp thai phát triển quá mức một cách tự nhiên, không thể ngăn cản sự phát triển này mà không gây hại đến thai. Vì thế các trường hợp phát hiện mang thai to, bác sĩ sẽ cần theo dõi sát sao hơn tình trạng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ cũng như chuẩn bị phương án sinh phù hợp sao cho an toàn nhất với cả mẹ và bé.
Khi được chẩn đoán mang thai to, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Với sự phát triển của thai đi kèm với sự tăng dịch ối, cân nặng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ sẽ tăng lên. Tuy nhiên cần kiểm soát sự tăng cân nặng này, không nên có tư tưởng ăn gấp đôi bình thường, nạp vào cơ thể quá nhiều calo gây ra béo phì và thai to.
Mức tăng cân lý tưởng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ như sau:
Những mẹ bầu bị đái tháo đường trước khi mang thai hoặc bị tiểu đường thai kỳ cần đi khám kiểm tra đường huyết thường xuyên. Bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra lời khuyên để kiểm soát đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm trong đó có chứng thai to.
Mẹ bầu dù mang thai ở thời điểm nào của thai kỳ cũng cần lưu ý vận động với cường độ và loại hình phù hợp. Điều này vừa giúp cải thiện sức khỏe, hạn chế biến chứng thai kỳ, vừa giúp tránh thai phát triển quá mức gây nguy hiểm khi chuyển dạ.
Nên chọn bài tập vận động phù hợp với mẹ bầu như: Yoga cho mẹ bầu, đi bộ,…
Như vậy, thai to không phải là dấu hiệu tốt đáng mừng mà tình trạng này ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt nguy hiểm cho quá trình vượt cạn. Khi thai nhi có cân nặng vượt quá mức bình thường, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện cùng với đi khám thai thường xuyên để được theo dõi, xử lý kịp thời khi biến chứng không may xảy ra.
Nguồn: medlatec.vn
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app