Uống trà có an toàn khi mang thai không?

4.5/5 (464 đánh giá)

Trà là một thức uống phổ biến được sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, uống trà khi mang thai lại được nghi vấn. Một số ý kiến cho rằng bà bầu uống trà không tốt cho em bé số khác thì phủ nhận lại. Vậy mang thai uống trà được không?

Uống trà có an toàn khi mang thai không?

Uống trà khi mang thai nên hạn chế cafein

Tuy rằng các nghiên cứu chưa hoàn toàn xác định tác hại của cafein với phụ nữ có thai nhưng chất này được khuyến cáo không nên sử dụng trong thai kỳ. Dưới đây là hàm lượng cafein trong một số loại trà ( dung tích 240ml) cho bạn tham khảo:

  • Trà matcha: 60 -80mg
  • Trà ô long: 38 - 58mg
  • Trà đen: 47 - 53mg
  • Trà đóng chai: 47 - 53 mg
  • Trà anh 29 - 49mg

Cafein có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng lên chức năng gan của trẻ. Do vậy, cafein ngoài không tốt cho mẹ còn khiến con gặp bệnh về gan nếu suy giảm chức năng. Theo một số nghiên cứu, uống trà khi mang thaikhiến tăng nguy cơ sinh non , hoặc trẻ nhẹ cân bị dị tật. Nếu không mau sử dụng hàm lượng thấp bạn cần tìm đến tư vấn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Theo một số phân tích, nếu bà bầu uống trà nạp vào cơ thể trên 300mg cafein nguy cơ sẽ tăng cao. Tuy nhiên một số ít do di truyền nhạy cảm với cafein có thể bị sảy thai dù uống dượi 300mg mỗi ngày. Các loại trà có hàm lượng cafein thấp hơn trong cafe nên mẹ bầu có thể sử dụng. Tuy không khẳng định sẽ ăn toàn tuyệt đối nhưng hầu hết là không ảnh hưởng quá lớn đến em bé và người mẹ.

Bà bầu uống trà có thể gặp một số tác dụng phụ sau

Theo bác sĩ , bà bầu uống trà thảo mộc sẽ tốt cho thai kỳ. Các loại trà thảo mộc thường được chiết xuất từ quả khô và một số dược thảo trong tự nhiên. Cũng vì thế loại trà này không chứa cafein và được coi là khá an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ như

  • Sảy thai, sinh non: Nguy cơ này tăng lên khi trong trà có chứa các thành phần: thì là, linh lăng, lưu ly, cam thảo, xạ hương, rau má, nhũ hương, hoa cúc,
  • Làm tăng lượng máu khi đến chu kỳ kinh nguyệt: Rau má, trầm hương
  • Gây dị tật bẩm sinh: Rau má, lưu ly

Hơn thế nữa, một số ít xuất hiện buồn nôn hay tiêu chảy khi uống trà có chứa lá bạch đàn. Trà hoa cúc theo một số nghiên cứu cho biết gây ảnh hưởng đến nhịp tim của em bé. Do phụ nữ mang thai sử dụng thuốc bổ nên có những trường hợp gặp nguy hiểm khi lá trà kết hợp với thuốc. Do vậy khi uống trà thảo mộc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Không uống trà không rõ nguồn gốc

Trà nếu không thông qua kiểm định rõ ràng hay quản lý nghiêm ngặt sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Không chỉ bà bầu uống trà gặp nguy hiểm mà người bình thường cũng có thể bị ngộ độc trà. Theo nghiên cứu phụ nữ tăng lượng chì trong máu 6 - 14% nếu uống trà xanh và trà thảo mộc trong 3 tháng đầu. Tuy rằng không phải con số quá lớn nhưng bạn đừng chủ quan với việc uống trà khi mang thai.

Đôi khi vì các loại trà tự chế manh nha nên việc công bố chính xác những thành phần cấu tạo dễ bị bỏ qua. Chính vì vậy khi bạn sử dụng trà không biết rõ nguồn gốc sẽ gây nguy hại đến sức khỏe. Đặc biệt là thói quen mua hàng với khối lượng lớn cần được giảm thiểu để thai phụ và em bé luôn an toàn

Lưu ý để bà bầu uống trà không gặp nguy hiểm

Tuy rằng chưa có thông tin nào cấm phụ nữ mang thai sử dụng cafein nhưng không được vượt quá 300 mg mỗi ngày. Nếu bạn có dấu hiệu nhạy cảm với cafein thì nên hạ xuống dưới 100mg cafein/ ngày. Khi nhắc đến thảo phần lớn nghiên cứu được thực hiện bởi chuyên gia y tế luôn khuyên phụ nữ hạn chế tiêu thụ những loại thảo mộc gây ra tác dụng.

Để loại bỏ những diễn biến xấu nguy hiểm cho sức khỏe bạn cần lựa chọn thương hiệu trà uy tín để sử dụng, Hãy nhớ không mua tại các cửa hàng không có thương hiệu hay nhãn mác bao bì đúng chuẩn. Quan trọng hơn là tránh mua nhiều để bị người bán trộn thêm vài chất vào trà.Theo phân tích nếu trà bạn dùng chứa một hay một số thành phần sau sẽ không gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai.

  • Lá mâm xôi

Trà từ lá mâm xôi được cho là an toàn cho cơ thể của bạn. Khi sử dụng có thể giảm bớt thời gian chuyển dạ hỗ trợ tử cung sinh nở tốt hơn.

  • Bạc hà

Bạc hà được dùng để điều trị đầy hơi. buồn nôn hay ợ chua.Tuy nhiên những cống

  • Gừng

Theo khoa học thì gừng là một thực vật có tính ấm khá tốt với phụ nữ đang mang thai.Nếu tiêu thụ không quá 1g khô mỗi ngày bạn sẽ hạn chế được những khó chịu khi ốm nghén

  • Tía tô

Đây là một loại thảo dược làm giảm lo lắng, khó chịu bất ngủ. Tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nói đến công dụng và sự an toàn do họ không nhìn nhãn mác bao bì.

Tuy rằng những thành phần kể trên cũng có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách. Tốt nhất là dùng sau 12 tuần để thai ổn định hơn và giảm bớt nguy hiểm từ trà đến sức khỏe.

Như vậy với những thông tin trên bạn đã biết mang thai uống trà được không. Mọi vấn đề cần giải đáp bác sĩ chuyên khoa sẽ hỗ trợ tư vấn để bảo vệ bạn có một thai kỳ khỏe mạnh

Nguồn: vinmec.com

---

Mamibabi hướng dẫn mẹ cách ăn đầy đủ trong 40 tuần mang thai để bé tăng cân, mẹ khỏe mạnh. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Dinh dưỡng
BÀI MỚI ĐĂNG