Theo thống kê, có từ 2 - 10% mẹ bầu có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ . Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng cho mẹ và con. Mẹ bầu mang thai từ tuần thai thứ 24 – 28 là thời điểm xuất hiện bệnh. Dưới đây bác sĩ Hoàng Đăng Mịch - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long sẽ trả lời các câu hỏi mà mẹ bầu thường quan tâm về đái tháo đường thai kỳ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28. Đái tháo đường thai khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.
Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Có xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.
Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường,... là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường:
Khi lượng insulin sản sinh không đủ sẽ dẫn đến đường trong máu tăng cao, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi:
Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể.
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống phù hợp, có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai kỳ vẫn phát triển bình thường không ảnh hưởng đến việc sinh nở.
Khi quyết định sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa, khó có thể dự đoán được trong thai kỳ. Khi mẹ bầu vào chuyển dạ, bác sĩ sẽ kiểm tra và dự đoán tình trạng sức khỏe của mẹ bầu để quyết định việc sinh thường hay sinh mổ.
Mẹ bầu cần kiểm tra thai kỳ thường xuyên để biết được mức độ đường trong máu cao hay thấp. Uống sữa bầu thông dụng hay loại sữa dành riêng cho bà bầu sẽ được bác sĩ chỉ định theo tình trạng của mỗi người.
Sữa cho mẹ bầu bị đái tháo đường thường là các loại sữa không làm tăng đường huyết quá mức, thường là sữa không đường và có hàm lượng carbohydrate trong sữa thấp.
Xét nghiệm đường huyết trong thời kỳ mang thai hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được sử dụng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường, đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28. Khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết cần chú ý:
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây ra đái tháo đường thai kỳ. Một số nguyên nhân như mẹ tăng cân nhiều, thay đổi hormone thai kỳ được cho là có liên quan đến chứng bệnh này. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bà bầu có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.
Khi mang thai, bạn không cần tuyệt đối kiêng các hoạt động thể dục, các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ, bơi, đạp xe đạp cũng giúp kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng.Các mẹ bầu được khuyến khích đi bộ thường khoảng từ 20 - 30 phút sau bữa ăn và đảm bảo nhịp tim không quá 140 lần /phút. Việc tập luyện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi đái tháo đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút,...
Lập kế hoạch cho các bữa ăn: Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 – 4 bữa phụ. Các bữa ăn nên cố đinh vào một thời gian và khối lượng tương tự nhau giữa các ngày.- Kiểm tra phần ăn: là qui định cho một suất ăn có chứa 1 lượng calo nhất định - Tìm tổng lượng carbonhydrates trong mỗi phần ăn: Tổng lượng carbonhydrates trong mỗi phần ăn của mẹ bầu chỉ nên tối đa là 62g. Kiểm tra thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai là cách tốt nhất để mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Khi được phát hiện đái tháo đường thai kỳ, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi.
Đái tháo đường thai kỳ thật sự là một căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và bé, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm như: Sinh khó, thai lưu, băng huyết, sản giật, thai lưu, sinh non, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, dị tật thần kinh, hô hấp,... Vì vậy, trong suốt thai kỳ, bà bầu nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để điều trị sớm.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app