Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

4.6/5 (455 đánh giá)

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao? Hình như bà mẹ nào cũng có một thời kỳ bực mình – và hoảng sợ nữa – vì cái bệnh ngạt mũi của bé thường có trong những tháng, những tuần đầu đời.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?

Bé cứ nghẹt mũi hoài, bứt rứt, khó chịu vì bé chưa biết há miệng để thở như chúng ta. Nếu nghẹt sơ sơ bé đã thở nghe khò khè thực tội nghiệp, nếu nghẹt nhiều bé sẽ “nổi giận”, la khóc ầm ĩ (may thay, khi la khóc là lúc bé há miệng ra để thở!).

Khổ tâm cho các bà mẹ nhất là lúc bé bú, bé chỉ ngậm vú được một lúc là bị ngộp, phải hả ra và khóc ré lên. Lo lắng, bực mình, bà vớ ngay chai thuốc nhỏ mũi của ông... già bé để ở đầu giường hay ra tiệm thuốc tây gần nhà mua một chai thuốc nhỏ mũi, nhỏ cho bé hết nghẹt. Vừa nhỏ xong vài giọt, bé bỗng nín khóc, lả người xuống, tay chân lạnh ngắt, toát mồ hôi và có khi mê man luôn vì ngộ độc!

Nhưng đó là chuyện khác, sẽ nói sau. Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi trong vài tháng sau khi sinh. Mũi bé có thể bị nghẹt vì “cứt mũi”. Lúc tắm cho bé, dĩ nhiên bà mẹ nào cũng biết cách lấy cái “cục” khóc chịu đó ra. Chỉ cần một cây tăm, đầu quấn gòn, thấm nước rồi ráy cho bé.

Nhưng có bé bị nghẹt dù không có một tí cứt mũi nào cả. Nguyên do là vì bé vừa ở trong môi trường ẩm ướt nhưng ấm áp là lòng mẹ được bao bọc bởi nước đầu ối, nhiệt độ luôn luôn cố định, ở đó bé lại không thở bằng mũi mà thở bằng... rún, thình lình bị ném vào môi trường khác, khô và lạnh nóng thất thường là môi trường khí mà chúng ta đang sống, bé lại phải dùng đến mũi, cơ quan nhạy cảm nhất, nên các niêm mạc ở mũi phản ứng bằng cách trương nở hay co thắt luôn, làm bé nghẹt mũi thường xuyên.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi phải làm sao?

Bé cần có một thời gian vài tháng để làm quen với môi trường mới này. Bé có thể chết vì nhỏ mũi bậy nhưng không bao giờ chết vì chứng nghẹt mũi, cùng lắm là bé khóc lên để thở thế thôi.

Trường hợp nghẹt mũi thông thường nhất là lúc bị cảm. Bé rất dễ bị cảm vì thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là cảm lạnh, và mỗi lần như thế thường kéo dài khá lâu; bé nhảy mũi (hắt hơi), màng nhầy mũi phồng lên để chống lạnh và niêm dịch tiết ra nhiều làm bé chảy mũi nước, thở phì phò và bị nghẹt mũi.

Việc đầu tiên là phải giữ ấm cho bé. Nếu mũi bé nhiều và đặc, ta phải tìm cách lấy ra cho bé dễ thở. Có thể dùng cả miệng mình ngoạm lấy mũi bé mà hút cũng được, không mất vệ sinh đâu! Tùy trường hợp, bác sĩ cho thuốc chữa kèm thức thuốc nhỏ mắt để sát trùng nếu cần. Tuyệt đối không dùng các loại thuộc nhỏ mũi làm co mạch (có chất Naphtazoline, Ephédrine), vì các loại này hay gây phản ứng. Tôi đã nhiều lần gặp những bé bị ngất vì thuốc nhỏ mũi người lớn. Một bà mẹ ẵm đứa con hấp tấp đến bệnh viện nói là bé bị trúng gió: bé nằm thiêm thiếp, tay chân lạnh ngắt, người lả, ướt đẫm mồ hôi, mạch yếu. Sau cùng hỏi đến thuốc nhỏ mũi thì đúng là bà đã nhỏ cho bé đến 8 lần từ sáng và lần này bé ngất đi.

Khi bé lớn hơn một chút, khoảng một hai tuổi trở đi, mũi lại là một nơi rất tốt để bé nhét ngoại vật vào chơi. Ngoại vật có thể là một mảnh giấy vo tròn, có thể là hột đậu phộng, hột đậu xanh hay hột me...!

Trường hợp ngoại vật là một mảnh giấy, lấy ra không khó, nhưng nếu là một hột tròn như hột đậu, hột me thì không nên tìm cách lấy ra, vì càng cố cay thì nó càng chui sâu vào trong. Phải biết cách mới lấy được. Nếu bé đã khá lớn, biết hỉ mũi, ta bắt bé hỉ mạnh vài cái may ra ngoại vật đó sẽ văng ra. Nếu không xong phải mang đến bệnh viện.

Con dì tôi có lần nhét một miếng củ cải đỏ vào sâu trong lỗ mũi, không ai biết cả. Mãi đến khi thấy bé thở khìn khịt, có mùi thum thủm, đem đi khám bác sĩ thì đã làm mủ rồi!

Mũi bé còn là một nơi rất tốt để chảy máu: khi bé “đã biết chơi biết chạy” thì bé dễ bị chảy máu cam lắm! Bị cú đấm vào mũi, bị té ập mặt xuống đất, bị va vào tường... Mạch máu mũi mỏng manh dễ vỡ, chỉ cần chà xát mạnh lúc rửa mặt đủ làm chảy máu cam. Lúc đó, ta bắt bé cúi đầu xuống cho khỏi nuốt máu vào họng, lấy ngón tay chặn trên mũi chừng 5 – 10 phút để cầm máu, hoặc lấy miếng gòn nhét chặt vào mũi bé; cũng có thể dùng túi nước đá đắp ở trán, hơi lạnh làm mau đông máu.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Nghẹt mũi do dị ứng

Những bé quá mẫn cảm với một loại phấn hoa, bụi bậm, dễ bị chứng viêm màng mũi dị ứng hoặc vì dùng thuốc nhỏ mũi bừa bãi sai lầm, bé có thể bị viêm màng mũi do thuốc.

Tóm lại, cái mũi xinh xinh của bé có thể là nguồn gốc của nhiều nỗi lo lắng, bực mình cho bà mẹ, cần nhất là tránh không bao giờ dùng thuốc bừa bãi, nhất là các thứ thuốc nhỏ mũi của người lớn.

BS. Đỗ Hồng Ngọc

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Bé 0 - 12 tháng
BÀI MỚI ĐĂNG