Chăm sóc mắt cho bé

5/5 (418 đánh giá)

Mới sinh ra, mắt bé đã có phản xạ ngay với ánh sánh nhưng hình như bé chưa thấy gì cả, phải đợi đầy tháng bé mới biết dõi mắt nhìn theo và phải đến sáu tháng bé mới biết nhìn bằng hai mắt như chúng ta. Vì thế mà nhiều bé có vẻ hơi “lé” một chút trong vài tháng đầu và vào khoảng tháng thứ ba bé sẽ hết tật này. Dĩ nhiên, một năm sau mà bé còn “lé” thì lại là chuyện khác!

Chăm sóc mắt cho bé

Khi mới lọt lòng mẹ, các “cô đỡ” trong lúc lau tắm cho bé đã nhỏ vào mắt bé một thứ thuốc sát trùng. Thứ thuốc sát trùng này đôi khi làm mắt bé cay xốn, chảy nước mắt, chảy ghèn trong một vài ngày sau, nhưng nhờ đó tránh cho bé những chứng bệnh mắt nguy hiểm... chẳng hạn chứng mắt nhiễm trùng lậu!

Các thống kê gần đây cho thấy là mặc dù thuốc kháng sinh càng gia tăng, tuy vậy số trẻ em bị đau mắt vì vi trùng lậu giảm thiểu rõ rệt nhờ phương pháp phòng ngừa trên. Lâu lắm tôi mới có dịp gặp một bé sơ sinh bị “ghèn” mở mắt không ra. Lúc khám thì rõ ràng là mủ chớ không phải ghèn. Mủ vàng, khi bé khóc, hai mắt híp lại, mủ ứa ra trông thật kinh khủng! Kết quả thử nghiệm thì đúng là vi trùng lậu. Nếu không chữa sớm, có thể bị mù (Hiện nay, ngày càng gặp nhiều hơn! Cần cảnh giác).

Chăm sóc mắt cho bé

Cũng có trường hợp mắt đổ ghèn thực vì ống dẫn nước mắt bị nghẹt ít nhiều (khi bé cảm chẳng hạn) ghèn khô lại làm dính hai mí mắt khiến bé không mở mắt được. Lấy bông gòn thấm nước lau cho bé.

Nếu một mắt của bé cứ chảy nước mắt sống hoài, ngày này qua ngày khác, thì có thể ống dẫn nước mắt đã bị bít nghẹt hoàn toàn nên nước mắt không chảy được xuống mũi.

Trong trường hợp này, phải mang bé đến bệnh viện Mắt để bác sĩ thông ống dẫn nước mắt cho bé, thông vài ba lần sẽ khỏi. Cũng có thể xoa nhẹ ở góc mắt (lỗ ghèn) mỗi ngày vài ba lần chừng mươi ngày cũng khỏi nếu là trường hợp nhẹ.

Cũng nên để ý khi tắm bé, ta lau lỗ tai, lỗ mũi, “rơ” miệng, nhưng mắt không phải lau rửa gì cả. Nhờ tuyến nước mắt nằm ở góc ngoài mắt, tự động tiết ra nước để rửa mắt thường xuyên rồi.

Nước mắt chảy vào một ống nhỏ nằm ở góc trong mắt, thông xuống mũi. Khi ống bị nghẹt, ta mới thấy nước mắt sống chảy ra ngoài và phải thông như đã nói trên.

Tuần lễ đầu sau khi sinh, bé có thể bị vàng da mà không bệnh tật gì cả, vàng da sinh lý – tròng trắng mắt bé cũng có thể vàng nhưng chỉ thời gian ngắn là hết, ngược lại nếu vàng da vì bệnh gan hoặc xung khắc máu mẹ con thì mắt bé sẽ vàng sậm.

Chăm sóc mắt cho bé

Khi mắt bé vàng, ta còn hy vọng tự nhiên khỏi nhưng mắt bé đỏ thì phải khám bác sĩ, đừng khinh thường, nhỏ thuốc bậy bạ, nguy hiểm lắm. Mắt đỏ là mắt đã bị nhiễm trùng.

Thỉnh thoảng bé cũng có thể bị bụi hay một ngoại vật lọt vào mắt. Các bà mẹ có thói quen trong trường hợp này banh mí mắt em bé ra thổi một hơi mạnh. Nhiều khi bụi cũng văng ra! Phương pháp này cũng... tạm dùng được dù hơi thiếu vệ sinh.

Thực ra thì mắt bé cũng không nhiễm trùng vì hơi thổi đó đâu, trừ phi ngoại vật đã làm trầy giác mạc. Có một cách khác lấy “bụi” ra là cho bé một ly nước lọc trong và đầy, bé “nhúng” mắt vào đó và nháy nháy vài cái. Nước sẽ lùa hạt bụi trôi đi.

Nếu là một ngoại vật làm trầy giác mạc thì không nên động chạm tới mà phải mang đến bác sĩ nhãn khoa ngay.

Bé có thể bị bệnh mắt hột rất sớm nếu trong gia đình có người bị bệnh này mà không giữ vệ sinh, dùng chung khăn lau mặt với bé! Bé cũng có thể bị quáng gà và thiếu sinh tố A (xem Bé và Sinh tố).

Tôi đã nhiều lần thấy các bé ban đỏ, đã cữ ăn đến nỗi mù mắt: mắt đục lại và có một đốm trắng hình tam giác lớn ở góc (Bitot). Thỉnh thoảng cũng gặp một vài bé bị mù một cách oan uổng: bé nóng, làm kinh, người ta vắt chanh vào miệng và mắt bé đến nỗi cháy khô, đục lại, mà luôn.

Từ sáu đến mười tuổi bé thường mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Nên khám mắt cho bé khi thấy bé học kém, mắt hay mỏi, nhức đầu, đọc sách quá gần, không thấy chữ trên bảng, thấy chỗ rõ chỗ không. Cũng nên khám mắt khi ngứa mắt, chảy nước mắt sống, thấy lờ mờ lúc chạng vạng... để chữa trị kịp thời.

Sau cùng, có lẽ nên nói đến thứ bệnh cườm bẩm sinh ở những trẻ xấu số trong thời kỳ bà mẹ mang thai mắc bệnh Rubéole (thứ bệnh gần giống ban đỏ, nhưng nhẹ hơn, chỉ nóng sốt chút đỉnh rồi nổi nốt đỏ ở bụng, ngực... Hầu hết chúng ta đã mắc phải từ lúc còn nhỏ và không bị lại nữa!). May là trường hợp này rất hiếm.

Đôi mắt – báu vật của đời sống, cửa sổ của tâm hồn – ta cần phải chăm sóc cho bé nhiều hơn.

Bs. Đỗ Hồng Ngọc

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI MỚI ĐĂNG