Vẹo cột sống ở trẻ em là bệnh vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra ở trẻ trước 3 tuổi với triệu chứng đặc trưng là cột sống cong bất thường sang bên phải hoặc bên trái. Tùy vào mức độ cong vẹo mà làm cho cột sống bị uốn cong sang một bên theo hình chữ S hoặc C.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Nguyễn Hùng Tiến - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến cong vẹo cột sống ở trẻ em hiện nay vẫn chưa được biết, tuy nhiên, các nghiên cứu y học về vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh phát hiện một số thuyết về nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể như sau:
Mặc dù đã có bằng chứng đáng tin cậy cho những thuyết về nguyên nhân của cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh nhưng phần lớn các thuyết này vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu để hiểu đầy đủ hơn.
Mức độ cong vẹo cột sống có thể từ nhẹ đến nặng, được đo bằng mức độ cong của cột sống.
Cong vẹo cột sống ở mức độ nhẹ diễn ra ở trẻ em có thể khó nhận thấy và phải nhìn kỹ ở lưng hoặc khi mức độ cong tăng theo thời gian thì bố mẹ mới phát hiện ra.
Độ cong vừa phải có thể gây ra những thay đổi về tư thế mà bố mẹ có thể nhìn thấy được như:
Phát hiện sớm tật cong vẹo cột sống ở trẻ em đóng vai trò rất quan trọng trong khả năng điều trị thành công sau này. Điều trị càng sớm thì mức độ điều chỉnh độ cong của cột sống sẽ ít hơn hoặc ngừng tiến triển xấu đi nên cải thiện đáng kể sức khỏe sau này của trẻ.
Ngoài việc hỏi chi tiết về các triệu chứng của trẻ, quan sát và khám trực tiếp cột sống của trẻ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán để xem mức độ cong vẹo và liệu trẻ có thêm các vấn đề khác nữa không.
Nếu kiểu đường cong không điển hình hoặc nếu có thêm bất thường trong phim chụp X-quang, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số kỹ thuật chẩn đoán sau đây để cung cấp thêm thông tin:
Quyết định điều trị tật cong vẹo cột sống ở trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng của độ cong cột sống và khả năng nó sẽ xấu đi trong tương lai.
Trẻ có đường cong cột sống nhẹ (10-25 độ) có thể chỉ cần theo dõi chặt chẽ vì những đường cong này hiếm khi trở nên nghiêm trọng hơn và thường trẻ tự điều chỉnh được. Tuy nhiên, việc quan sát và theo dõi không phải chỉ bố mẹ mà đòi hỏi phải bố mẹ cần đưa trẻ thường xuyên khám với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Các lần khám, bác sĩ sẽ khám và bài kiểm tra bằng chụp X-quang. Các lần thăm khám sẽ kéo dài cho đến tuổi dậy thì, vì các giai đoạn tăng trưởng khác nhau có thể kích hoạt tật cong vẹo nặng hơn, ngay cả trước kia trẻ không bị cong vẹo cột sống.
Trẻ em có mức độ cong vừa vẹo cột sống và nặng có khả năng tiến triển nặng hơn và thường phải điều trị bằng phương pháp mặc áo nẹp chỉnh hình, phẫu thuật, vận động trị liệu.
Bằng cách phát hiện sớm, phương pháp điều trị đúng đắn và sự kiên trì của gia đình, sau này trẻ có cong vẹo cột sống sẽ có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy việc phối hợp điều trị như vậy đối với tật cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh đều có xu hướng thành công và đại đa số trẻ em lớn lên mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hoạt động hàng ngày, trò chơi ngoài trời và các môn thể thao.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app