Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi là triệu chứng thường gặp. Đây là dấu hiệu bất thường hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn phát hiện và xử trí tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng bằng các biện pháp đơn giản và có thể thực hiện được tại nhà.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh gây nhiều lo lắng cho bà mẹ. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có nguyên nhân là do trẻ thường nuốt rất nhiều khí từ hai quá trình bú và khóc. Trẻ khóc nhiều vì là ngôn ngữ giao tiếp duy nhất.
Mặt khác, ở trẻ dưới một tuổi, vẫn đang là giai đoạn mà hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đang phát triển và làm quen, từ khả năng dung nạp, hấp thu cho đến bài tiết. Những tháng đầu làm quen với sữa và sự tăng lượng sữa, từ 6 tháng lại phải làm quen với chế độ ăn dặm, với sự tăng lên cả về lượng và loại thức ăn. Khí cũng sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn hay hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, cho bú hay cho ăn quá nhiều so với khả năng tiêu hóa cũng dẫn đến trẻ sơ sinh chướng bụng.
Các nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi gồm:
Đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi đôi khi là dấu hiệu của một số vấn đề về hệ tiêu hoá của trẻ. Chẳng hạn, chứng trào ngược dạ dày – thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Dưới đây là 3 cách để bạn có thể kiểm tra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở con mình:
Cho trẻ bú đúng tư thế có thể hạn chế được việc trẻ nuốt phải nhiều hơi khi bú đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Khi cho trẻ bú, các mẹ cần luôn chú ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên dễ dàng hơn cho việc ợ hơi loại bỏ khí dư. Nếu bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú.
Massage là cách giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi hiệu quả. Đầu tiên, các bà mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, bà mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên, không những trẻ thấy thoải mái mà cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Bà mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.
Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.
Ợ hơi là phương pháp hữu hiệu giúp bé giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Sau khi cho bé bú xong, mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà nên bế vác bé lên vai hoặc cho bé nằm sấp lên đùi hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé và vỗ ợ hơi cho bé.
Sau mỗi lần cho con bú, đừng quên giúp bé ợ hơi nhé. Bạn có thể thử nhiều tư thế và phương pháp nhau.
Một sự thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng có tạo ra khác biệt rất lớn. Nếu bạn đang cho con bú, hãy chắc chắn con đang ngậm núm vú đúng cách, tránh hút phải khí thừa. Đối với những bình sữa, bạn nên chuyển sang dùng dạng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn. Và như mọi khi, đảm bảo bé nhà bạn nằm ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa của bé. Khi trẻ bú, không nên để không khí lọt vào tránh trẻ hít phải hơi khí.
Đối với các bé trên 6 tháng tuổi, bạn hãy thử kiểm tra lại lượng nước mà con uống mỗi ngày. Uống thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé.
Khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng trong thời gian dài, nôn trớ nhiều, chán ăn, quấy khóc, chậm tăng cân..., cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm nguyên nhân và được tư vấn xử trí sớm, kịp thời và đúng cách.
Nguồn: vinmec.com
---
Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app