Bé bị đau bụng

4.5/5 (353 đánh giá)

Khi một bà mẹ ẵm một đứa bé 2 tháng đến khai với bác sĩ là “cháu bị đau bụng?”, nếu bác sĩ hỏi lại: “làm sao bà biết cháu đau bụng?" Thì bà sẽ ấp úng, không giải thích được. Bà biết vì trực giác, vì kinh nghiệm, hay nói một cách khác là trực giác kinh nghiệm, có lẽ thế.

Bé bị đau bụng

Nguyên nhân đau bụng

Đau bụng thì có thiên hình vạn trạng. Biết bao nhiêu bệnh đều có thể có chứng đau bụng, từ thứ bệnh ăn không tiêu, trúng thực... đến bệnh nghẹt ruột, viêm ruột dư... phải mổ cấp tốc.

Bác sĩ hỏi han cặn kẽ, khám nghiệm cẩn thận, đôi khi phải siêu âm, chụp phim, phải thử máu, vậy mà có lúc phải chờ... mổ bụng ra mới biết được bệnh!

“Đau bụng” rắc rối như thế vì ở bụng có rất nhiều cơ quan, nào ruột, gan, bao tử, tụy, lách, thận, bàng quang... đều có thể đau. Một bệnh tổng quát nào đó cũng có thể gây rối loạn bộ tiêu hóa, làm đau bụng, ói, tiêu chảy hay bón.

Nói như vậy, mục đích là để đánh tan cái tâm lý coi thường chứng đau bụng. Nó không phải là một thứ bệnh thông thường đâu. Nó rắc rối. Nó nguy hiểm.

Một bé khoảng 1 – 2 tuổi đang ăn chơi, khỏe mạnh, đột nhiên đau ngất từng cơn, lăn lộn thì phải coi chừng lồng ruột. Sau đó, mới có triệu chứng ói mửa, tiêu ra máu... Vì thế, đau bụng là dấu hiệu đầu tiên, mà bác sĩ sẽ căn cứ trên tính chất của cơn đau để định bệnh sớm, hầu cứu chữa kịp thời.

Một bé trai mang chứng sa một bẹn lâu này vẫn không sao, chỉ nổi u một cục ở háng khi to khi nhỏ, rồi bỗng dưn đau bụng, lăn khóc, dỗ không nín thì phải nghĩ ngay tới chứng sa ruột bị thắt nghẽn, là phải can thiệp ngay để cứu bé.

Rồi một bé khác hơi đau bụng ở hố chậu phải, hâm hấp sốt, ụa, bón hoặc tiêu chảy... thấy không có gì quan trọng nhưng rất có thể bé bị viêm ruột thừa!

Một bé vài ba hôm lại kêu đau bụng, đâu âm ỉ, không rõ ràng hoặc xung quanh rún thì có thể chỉ vì sán lãi. Những bệnh tổng quát khác cũng thường gây đau bụng như cảm, cúm, đau cổ họng, nóng sốt, lúc đó bộ tiêu hóa trở thành xấu, không tiêu nổi thức ăn! Cũng nên kể các bệnh thương hàn, sốt xuất huyết cũng làm đau bụng nhiều. (Xem các bài sau).

Trường hợp các bé đã lớn, thích ăn bậy, thì đau bụng vì trúng thực là thường: dưa hấu, xoài, đu đủ, kem, bánh ngọt... Đau bụng và ói, ỉa. Các bà mẹ cũng biết ngay con mình đau bụng vì trúng thực vì nhiều khi... chính bà cũng tham dự vào bữa ăn đặc biệt đó! Cho nên phải để ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm!

Bé bị đau bụng

Trẻ sơ sinh bị đau bụng

Đau bụng ở trẻ sơ sinh thường là do bú không tiêu, hoặc do sữa hoặc do sự pha chế không đúng cách, (pha đặc quá) hoặc bé bị cho ăn bột nhiều quá.

Một thứ đau bụng khác ở bé trong khoảng thời gian từ lúc mới sinh đến 3 – 4 tháng mà một số các bà mẹ rất khổ tâm vì bé cứ khóc hoài, khóc mấy giờ liền, dỗ ru đủ kiểu đủ cách cũng chỉ nín một chút rồi lại khóc.

Thường thường, những cơn đau bụng đó (gọi là đau bụng hồi 3 tháng) do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do bé nuốt quá nhiều hơi vào bụng lúc bú và lúc khóc. Hơi làm căng bụng, đau ấm ách mãi, đến khi nào hơi “xì” ra hết thì bé mới dễ chịu trở lại. Bé nuốt hơi nhiều có thể vì núm vú soi nhỏ quá, khi bú é phải rán sức nút và hơi theo vào. Ngược lại, núm soi lỗ to quá hay cầm bình bú nghiêng thì hơi trong bình cũng theo vào bụng bé nhiều.

Bé đau thì khóc, khóc càng to thì càng hít nhiều hơn vào bao tử, lại đau, rồi khóc và cái vòng lẩn quẩn tiếp tục. Bé khóc hằng giờ là vì thế.

Làm gì khi trẻ bị đau bụng?

Muốn tránh tình trạng này trước hết phải soi núm vú cho vừa, không nhỏ mà cũng không lớn. Lúc bú, dựng đứng bình bú để khí không chui vào bụng bé. Bé bú xong, xốc bé lên, vuốt hay vỗ lưng cho bé “ợ hơi”.

Khi bé dãy dụa, khóc lóc, làm hơi xì ra ở hậu môn cũng đỡ cho bé lắm! Có thể cho bé nằm sấp, đỡ đau bụng và giúp hơi ra mau. Sau cùng mà không khỏi thì còn một cách là ẵm đến bác sĩ để khám xem có phải dấu hiệu của bệnh còi xương sớm không.

Nên cho trẻ bú sữa mẹ. Trẻ bú mẹ không bị nút nhiều hơi gây đau bụng như trẻ bú bình.

Cũng nên nói thêm về chứng đau bụng ở trẻ do những xúc cảm quá mạnh như quá giận dữ, lo lắng, quá vui mừng. Lúc đó bao tử, ruột co thắt lại và bé bị đau. Y học ghi nhận những trường hợp đau bụng sáng thứ hai của các bé ở tuổi đi học mà làm biếng muốn ở nhà, có bé đau bụng vào ngày tựu trường...

BS. Đỗ Hồng Ngọc

---

Mamibabi là app Giáo dục sớm với hàng trăm bài chơi đơn giản chỉ từ 5 phút/ngày giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và tăng cường khả năng vận động. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

BÀI LIÊN QUAN
ĐÁNH GIÁ
4.5 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Bé 0 - 12 tháng
BÀI MỚI ĐĂNG