Thai giáo bằng hành động là hình thức thai giáo đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, với hình thức này, mẹ cần đặc biệt chú trọng tới sức khỏe của mình. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Trong quá trình thai giáo bằng hành động, nếu thấy cơ thể có triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, mẹ nên dừng ngay.
Các hình thức thai giáo bằng hành động phổ biến nhất là:
+ Xoa bụng vỗ về: Mẹ nhẹ nhàng xoa lên vùng bụng bé yêu vừa đạp. Việc này sẽ giúp bé cảm nhận được sự yêu thương từ bạn. Và bé cũng hiểu rằng mẹ đang “đáp lại” hành động của bé
+ Trò chơi “đánh yêu”: Mẹ dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên bụng rồi thả ra. Hoặc dùng bàn tay phát nhẹ lên bụng. Mẹ sẽ thấy bé cựa mình hoặc đạp vào đúng vị trí mẹ vừa ấn tay. Nếu bé đạp nhẹ như đang thích thú, mẹ có thể tiếp tục trò chơi. Nhưng nếu bé đạp mạnh tỏ sự khó chịu và khiến mẹ mệt mỏi, mẹ nên dừng lại
+ Trò chơi “di chuyển cùng bàn tay” theo phương pháp Haptonomy: Mẹ đặt bàn tay lên bụng và giữ nguyên trong vài phút. Bé sẽ dần cảm nhận và tiến đến vị trí bàn tay mẹ. Lúc này, mẹ dần dịch chuyển bàn tay sang vị trí khác. Bé sẽ di chuyển theo bàn tay của mẹ. Đặc biệt, với thai nhi ở tháng 7, 8; thị giác đã phát triển, bé sẽ thấy vị trí bàn tay mẹ tạo thành một “vùng tối” trên bụng và có cảm giác thích thú
Mẹ có thể thực hiện thai giáo bằng hành động thông qua việc tập luyện nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, tập yoga, tập thể dục… Việc này sẽ giúp tuần hoàn máu tốt, điều chỉnh cân nặng, tránh căng thẳng mệt mỏi cho mẹ. Sự sảng khoái và hạnh phúc của mẹ sẽ giúp cơ thể tiết ra các “hormone hạnh phúc” có lợi cho bé.