Hằng Vũ VIP
TRẺ TÌM KIẾM SỰ AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO
và sẽ ra sao nếu chúng ta không mang tới cảm giác an toàn cho con?

Hãy nghĩ về những khoảnh khắc con bám dính lấy bạn.
Hãy nghĩ về khoảnh khắc khi con đang chơi với những đứa trẻ khác mà đột nhiên chạy đến bên bạn và chui vào lòng bạn.
Những khoảnh khắc đó có thể có nghĩa là con đang tìm kiếm một cảm giác an toàn hơn.

Khái niệm "an toàn" là một khái niệm rất quan trọng trong cuộc sống này nói chung và trong việc nuôi dạy con cái nói riêng.

Khi hệ thần kinh của con đã nhận thấy sự thiếu an toàn, trẻ sẽ tìm về với bố/mẹ/người nuôi dưỡng để có lại cảm giác an toàn.

Nếu khi đó hệ thống của con không nhận được những tín hiệu an toàn, nó có thể sẽ dẫn tới những phản ứng mang tính sống còn (chiến đấu, lo lắng, vô cảm...)

Cảm giác "thiếu an toàn" có thể được kích hoạt bởi bất cứ điều gì, bất kỳ sự kiện lớn nhỏ nào xảy ra trong môi trường của trẻ, chẳng hạn như:
- đồ chơi của mình bị một đứa trẻ khác lấy đi
- một người lạ đứng quá gần
- một tiếng động đột ngột
- quá nhiều người xung quanh
- ai đó nói hoặc có thái độ khó chịu với con
- ai đó cau mày hoặc dọa nạt (dù đó chỉ là trò đùa)
...
Bất kỳ sự kiện nào trong số này tuy nhỏ nhưng đều đủ để trẻ phát hiện ra sự thiếu an toàn. Và con sẽ chạy đến với bạn, để nhận được tín hiệu an toàn, để con cảm thấy an toàn hơn.

Đôi khi người lớn có thể thấy điều đó là phiền nhiễu. Khi con cứ tìm mình như thế, khi con cứ đòi ôm hoặc bế lên. Chúng ta không nhìn thấy những gì đã xảy ra hoặc những gì đang xảy ra bên trong con. Chúng ta không hiểu vì sao con làm điều đó. Chúng ta đang bận rộn làm việc của mình hoặc nói chuyện với một người khác. Chúng ta có thể sẽ nói "Sao con, con đi chơi đi".

Tuy nhiên, một lần nữa, phải nhấn mạnh rằng, nếu con bạn tìm tới bạn theo cách này, tâm trí và cơ thể của con đang cố gắng tìm tới cảm giác an toàn.

ĐÓ LÀ MỘT DẤU HIỆU RẤT TỐT. Bởi vì chúng ta là nơi quan trọng với con. Bởi vì con tin rằng chúng ta có thể bảo vệ con, giúp con không sợ hãi.

Vậy nên, hãy cung cấp cho con một cảm giác an toàn, ngay cả khi chúng ta không biết rõ nguyên nhân là gì.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ MANG TỚI CẢM GIÁC AN TOÀN CHO CON?
Hệ thống thần kinh hoạt động khá đơn giản.
Những điều chúng ta có thể làm là:
- có một kết nối (ôm, đặt tay ở sau lưng, nắm tay con...)
- tạm từng việc mình đang làm, chỉ cần dừng lại và ngồi xuống bên con
- nói với con bằng giọng điệu nhẹ nhàng
- nhìn con trìu mến
- cười ấm áp
- lắng nghe con và thừa nhận cảm xúc hoặc vấn đề của con

Nó không mất nhiều thời gian đâu. Và con sẽ cảm thấy "Ah...tôi an tòan rồi". Con sẽ thư giãn và bớt sợ hãi đi.

Về lâu dài, trẻ tích hợp cảm giác an toàn này và giúp con cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn trong những sự kiện căng thẳng trong tương lai.

KHI CHÚNG TA KHÔNG MANG TỚI CHO CON CẢM GIÁC AN TOÀN, chúng ta đẩy con ra xa mỗi khi con tìm kiếm sự an toàn, hệ thống đó có thể sẽ khiến con trở nên hung hăng, lo lắng hoặc vô cảm về lâu dài.

Đó là những gì đã xảy ra rất nhiều trong quá khứ của người lớn chúng ta. Bởi vì khi còn là trẻ con chúng ta được nghe rằng "Đừng khóc nữa", "Phải cứng rắn lên" thay vì nhận được một cảm giác an toàn.

Mang tới cho con cảm giác sẽ tác động tích cực đến con, rất nhiều.

Và bạn chính là SỰ AN TOÀN của con!

Minh họa: Sally Deng

Linh Phan/ Parenting Expert & Writing Coach

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM